Client Là Gì? và Agency Là Gì - Bạn hợp với công ty nào?

Agency là nơi cung cấp dịch vụ Marketing theo yêu cầu của Client. Và client đơn thuần là khách hàng, mà đúng hơn là khách hàng của các Agency. Cùng tìm hiểu cấu trúc của Agency và Client.
Marketing Management

Nội dung bài viết

Bất cứ ai khi bước vào ngành Marketing & Communication cũng đều phân vân giữa 2 lựa chọn: Đầu quân cho client hay agency? Tuy nhiên, không phải ai cũng tường tận cấu trúc của một phòng marketing bên client gồm những bộ phận, chức vụ nào, cũng như trong một agency thì các phòng ban sắp xếp ra sao. Bài viết này sẽ giúp bạn khái quát một cách đầy đủ nhất, từ đó lựa chọn lối đi cho mình.

I. Client là gì?

Client đơn thuần là khách hàng, mà đúng hơn là khách hàng của các Agency. Client là đơn vị sản xuất hoặc kinh doanh sản phẩm hay một dịch vụ cụ thể.

Nghe có vẻ hơi hoang mang. Client lại là một khách hàng, vậy… “Khách hàng” thì sẽ có nhiệm vụ gì trong ngành Marketing và Communication và vì sao Client lại cần Marketer?

Phòng Marketing ở Client là người nắm rõ kế hoạch Marketing, làm việc trực tiếp với Agency. Như vậy công việc ở Client là đưa ra yêu cầu (brief), giám sát việc thực thi, đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho thương hiệu và việc kinh doanh mà mình phụ trách.
Đối với Client: Yêu cầu tính chủ động, sự tập trung, khả năng làm chủ, hiểu biết sâu về Brand và, kỹ năng ra quyết định và say mê thúc đẩy kinh doanh.

Đọc thêm: Nâng Cấp CV Của Marketing Executive

II. Agency là gì?

Ngược lại với Client, Agency là nơi cung cấp dịch vụ Marketing theo yêu cầu của Client. Nói cách khác, Agency là một công ty “cung cấp dịch vụ tiếp thị và quảng cáo”.

Đối với tính chất công việc phải phục vụ nhiều khách hàng cùng một lúc, những yếu tố nào cần có ở một marketers ở Agency?

Đối với Agency: là những người có tinh thần phục vụ cao, có khả năng hiểu rõ vấn đề và yêu cầu của Client. Bên cạnh đó phải có khả năng linh hoạt tìm ra giải pháp để đáp ứng với các tình huống bất ngờ cũng như kế hoạch Marketing của Client.
Agency yêu cầu am hiểu nhiều lĩnh vực, ngành nghề, và đặc biệt yêu thích sự thay đổi do tính chất của ngành Digital Marketing là luôn thay đổi mỗi ngày

Cho nên đối với Agency, chỉ có trách nhiệm thôi vẫn là chưa đủ. Agency cũng cần sự kiên nhẫn và ham học hỏi để có thể học hỏi xu hướng mới thay đổi bằng giây trong lĩnh vực Digital Marketing

Đọc Thêm: Học trái ngành có làm marketing được không?

III. Cấu trúc của phòng marketing tại client và của agency

1. Cấu trúc của phòng marketing tại client

Trong phòng Marketing tại các công ty Client lớn thường sẽ bao gồm 2 bộ phận chính là Brand Team và Marketing Service.
Trong phòng Marketing tại các công ty Client lớn thường sẽ bao gồm 2 bộ phận chính là Brand Team và Marketing Service

Trong phòng Marketing tại các công ty Client như Vinamilk, PepsiCo, Nestlé… thường sẽ bao gồm 2 bộ phận chính là Brand TeamMarketing Service.

Brand Team sẽ làm gì? Đó sẽ là một team phụ trách cho một thương hiệu nào đó của công ty. Có những công ty có nhiều thương hiệu. Chẳng hạn như trong Unilever sẽ có một team quản lý OMO, một team phụ trách Knorr…

Lộ trình nghề nghiệp trong Brand Team cũng sẽ bắt đầu từ những vị trí sơ khai như Intern, Marketing Executive, sau đó đến Assistant Brand Manager (ABM), thêm một vài năm kinh nghiệm, nếu có năng lực, bạn sẽ được đề cử thành Brand Manager (BM), Senior Manager và cao nhất là Marketing Director.

Marketing Service thì sẽ bao gồm những bộ phận khác hỗ trợ cho Brand Team như Research, Media, Digital, E-commerce, Event/OOH… Tùy vào quy mô, có doanh nghiệp sẽ có đủ hết những bộ phận này hoặc ít hơn. Trong mỗi bộ phận cũng thường sẽ có Manager, Assistant Manager và Executive/Intern.

2. Cấu trúc của agency

Trong Agency gồm nhiều phòng khác nhau, mỗi phòng đảm nhận một chức năng và nhiệm vụ khác biệt.
Trong Agency gồm nhiều phòng khác nhau, mỗi phòng đảm nhận một chức năng và nhiệm vụ khác biệt

Trong Agency gồm nhiều phòng khác nhau, mỗi phòng đảm nhận một chức năng và nhiệm vụ khác biệt. Các ngành kết hợp với nhau nhằm đảm bảo chất lượng kỹ thuật chuyên môn của sản phẩm lúc hoàn thành.

Mỗi Agency có một thế mạnh riêng nên sẽ có những định hướng phát triển khác nhau, dẫn đến cấu trúc giữa các công ty cũng không tương đồng. Điều này dẫn tới cấu trúc dưới đây được xem là khung cơ bản, thông thường sẽ bao gồm:

Bộ phận đầu tiên được đề cập tới là Account Planning hay còn gọi là Strategic Planning. Bộ phận này có nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu và Insight của người tiêu dùng để tìm ra được hướng tiếp cận truyền thông hiệu quả nhất, định hướng cho các hoạt động Creative. Đọc thêm bài viết Account Planning – “Hoa tiêu” cho một chiến dịch truyền thông hoặc đăng ký xem video giới thiệu nghề Account Planning để hiểu thêm về phòng ban này nhé.

Tiếp theo là phòng Creative. Bộ phận này được xem là nòng cốt của một Agency, nhân viên của phòng này là người trực tiếp suy nghĩ và sáng tạo ra Idea cho từng dự án. Trong Creative sẽ có 2 mảng quan trọng là Design (phụ trách mảng hình) và Copywriting (phụ trách mảng chữ). 

Vì tính chất của Agency đòi hỏi nhân viên cần có tinh thần phục vụ cao, phục vụ được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu về chất lượng, nên cần có bộ phận Account Management. Họ sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng, xem xét, lắng nghe để hiểu rõ những vấn đề mà Client đang gặp phải. Việc này sẽ giúp cho việc kết nối thông tin giữa Agency và Client được diễn ra một cách suôn sẻ.

Tiếp theo là bộ phận Production, chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm truyền tải ý tưởng trên giấy của Creative thành những hình ảnh, thước phim có thể chạy được ngoài thực tế. Cùng với nhu cầu ngày càng gia tăng, các Production House độc lập xuất hiện ngày càng nhiều, nhận yêu cầu từ Client hoặc từ Agency. Vì có thể thuê ngoài, bộ phận này không bắt buộc phải có trong cấu trúc một Agency.

Ngoài ra, như bất kì một công ty nào khác, Agency cũng cần có phòng Finance (Tài chính – Kế toán) để lo toan những vấn đề về tiền bạc.

IV. Vậy bạn sẽ hợp với agency hay là client?

1. Bạn sẽ cực kì hợp làm với agency nếu

  • Bạn thích va chạm và không muốn giới hạn sự hiểu biết của mình trong một lĩnh vực, vì được làm cho nhiều Client thuộc nhiều ngành hàng khác nhau.
  • Bạn có đam mê với một kĩ năng/ chuyên môn nào đó, như copywriting, design hay quản trị dự án, khách hàng…
  • Bạn muốn sự hiểu biết của bản thân không ngừng được mở rộng và tích hợp từ nhiều ngành.
  • Bạn thích thử thách bản thân và gia tăng khả năng chịu đựng áp lực công việc.
  • Bạn muốn sở hữu một network đa dạng và rộng lớn.
  • Bạn muốn học hỏi và tăng cường khả năng kiểm soát các mối quan hệ khoa học và hiệu quả.

2. Bạn nên làm ở client nếu

  • Bạn muốn trở thành chuyên gia trong một ngành hàng nhất định.
  • Bạn thích sự “đa nhiệm”, được thực chiến với nhiều đầu việc khác nhau trong phòng Marketing.
  • Bạn yêu thích sự ổn định và xác định một sự nghiệp lâu dài gắn bó với công ty trong một thời gian dài.
  • Bạn mong muốn được thăng tiến theo đúng theo lộ trình sự nghiệp.
  • Bạn muốn kỹ năng của mình được phát triển đồng đều và toàn diện.
  • Bạn thích tạo ra những kết quả cuối cùng của kinh doanh – marketing như doanh số, thị phần…

Dù là ở lĩnh vực nào, ngành nghề nào đều đòi hỏi một sự nghiêm túc cũng như niềm đam mê trong công việc. Quan trọng nhất ở lĩnh vực xu hướng Digital Marketing thì sự nghiêm túc và đam mê thôi là chưa đủ, các kỹ năng – kiến thức về lĩnh vực này cần được trau dồi thêm từng ngày do tính chất luôn cập nhật xu thế của ngành.

Nếu bạn là một người có đam mê với Marketing, người làm trái ngành và có mong muốn hiểu thêm về marketing cũng như xây dựng một nền tảng vững chắc về lĩnh vực cho bản thân, thì hãy tham khảo KHÓA HỌC HANDS-ON MARKETING.

Đây cũng là khóa học thu hút đông đảo học viên nhất tại AIM Academy nên hãy nhanh tay điền form nhận tư vấn và “giữ chỗ” cho mình nhé.

Chúc bạn chọn được hướng đi phù hợp với mình và luôn giữ vững đam mê để có những bước tiến vững chắc trong sự nghiệp!