5 Loại Content Trên TikTok Dễ "Ăn Đề Xuất" Nhất

TikTok đóng vai trò như một kênh kinh doanh hiệu quả và yếu tố chính quyết định sự phát triển của TikTok Profile là content. Vậy xây dựng content như thế nào để “bắn phát nào trúng phát đó” trên TikTok? Có mẹo hết nha.
Digital Marketing

Nội dung bài viết

​TikTok đã trở thành một “món ăn” giải trí khá hấp dẫn đối với thế hệ Millennial và gen Z. Chính vì làm thỏa mãn được khẩu vị của lực lượng lao động chính trong tương lai này, TikTok đóng vai trò như một kênh kinh doanh hiệu quả và có xu hướng dẫn đầu trong thời gian tới. Yếu tố chính quyết định sự phát triển của TikTok Profile là content. Vậy xây dựng content như thế nào để “bắn phát nào trúng phát đó” trên TikTok? Có mẹo hết nha. 

I. Tổng quan về Tiktok

Ra đời từ năm 2016, chỉ sau 4 năm, TikTok đang sở hữu 800 triệu user trên toàn thế giới. Với mức độ phát triển chóng mặt này, TikTok là cái tên có khả năng đe dọa tới sự phát triển của các nền tảng khác của như Instagram, Facebook, YouTube.

Với những đoạn video ngắn (từ 15 giây trở đi) cùng hiệu ứng âm thanh và hình ảnh sống động, TikTok vượt trội ở khả năng chiều chuộng người dùng. “Bạn có thể trở thành nhà sáng tạo chuyên nghiệp trên nền tảng của TikTok”.

Những gì người dùng cần là một khả năng sáng tạo content “đỉnh” và thiết bị tầm trung. Còn lại TikTok đã “dâng sẵn” những hiệu ứng, đặc biệt là phần mềm Capcut gần như hỗ trợ những tính năng và hiệu ứng chuyên nghiệp ngang, thậm chí là hơn cả Premiere. 

Nếu bạn còn phân vân, hãy đọc thêm bài viết Có nên làm marketing trên TikTok? để biết các ưu nhược điểm của nền tảng này.

II. 5 dạng content được Tiktok ưu ái 

1. Xây dựng nội dung theo kiểu chuyên gia

  • Chia sẻ kiến thức dạng chuyên gia
  • Lựa chọn những kiến thức đơn giản, dễ hiểu và nhiều người quan tâm
  • Video nên lồng ghép thêm câu chuyện
  • Lồng ghép trending xã hội vào những kiến thức chuyên môn sẽ dễ “ăn” đề xuất hơn
  • Phù hợp để xây dựng thương hiệu cá nhân, đặc biệt là ngành liên quan đến dịch vụ và giáo dục

Đừng nghĩ rằng những kiến thức chuyên môn thì sẽ không bắt trend được nha. Chắc hẳn chúng ta không lạ gì với vụ Xiaomi chi hẳn 7 tỷ đồng để thay đổi logo, nhưng kỳ thực chỉ là thay đổi từ đường thẳng sang đường cong. Nội dung này đã được anh Maya phân tích dưới góc độ marketing.

Ngay lập tức, nội dung đã được lên top đề xuất của TikTok. Anh đã thu về 1.7 triệu view, hơn 100 nghìn lượt thích với câu chuyện logo 7 tỷ của kênh kt.city

2. Xây dựng nội dung theo dạng câu chuyện (drama)

  • Đây là định dạng nội dung khó làm nhất, nhưng rất dễ viral
  • Tập trung vào những câu chuyện Drama với chất lượng quay chuẩn (dùng các dòng máy cơ chuyên dụng)
  • Dạng nội dung này chỉ phù hợp xây dựng thương hiệu cá nhân ở mức cơ bản, hiệu ứng bán hàng không quá cao
  • Tuy nhiên, cực kỳ phù hợp với những bạn đang làm kinh doanh hệ thống

TikToker Lê Chí Linh (@lechilinh88) là một trong những tài khoản xây dựng kiểu nội dung drama thành công với cấu trúc “đầu cuối không tương ứng”. Những kiểu nội dung của anh thường khai thác đời sống thường ngày như chuyện sợ vợ, chuyện kinh doanh thất bại, chuyện đàm phán, công việc… Lê Chí Linh hiện tại có 3.7 triệu follower, một trong những sản phẩm “triệu view” gần đây là “những người hùng thầm lặng”, đạt con số “khủng” hơn 12 triệu view. 

3. Nội dung theo dạng trending

  • Dạng nội dung đơn thuần bắt trend theo nhạc & dance
  • Phù hợp với các thương hiệu thời trang muốn xây dựng một đội KOL lớn để lan toả sản phẩm
  • Điểm key của nội dung này là Talent (phải chọn được những bạn trẻ có sức hút)

Mới đây đã có trending “Ngày của mẹ” trên TikTok đã thu hút hàng triệu người tham gia. Với nội dung đơn giản, để trực diện camera vào mặt và TikTok sẽ cho bạn thấy bạn giống mẹ như thế nào. Trend này được xem là một trend “kép” khi vừa bắt nhịp ngày của mẹ, vừa sử dụng bài hát Love Rosie đang được giới trẻ yêu thích của Thiều Bảo Trâm. 

Bên cạnh đó trend “Một nửa ảo diệu” cũng đang rất hot. Bằng cách tạo ra sự tương phản giữa việc có app và không, TikTok đã ghi nhận rất nhiều tình huống hài hước của cộng đồng.

4. Nội dung dạng review

  • Nội dung review: Đồ công nghệ, ẩm thực, nhà hàng, khách hàng, homestay….
  • Đây là một trong những concept kênh hái ra tiền nhiều nhất, có thể làm để bán kênh hoặc nhận quảng cáo từ nhãn
  • Tuy nhiên, không phù hợp với doanh nghiệp nào đang kinh doanh 1 sản phẩm theo ngách

Review được “ăn đề xuất” vì tạo được niềm tin và cung cấp những thông tin hữu ích cho người dùng. 

5. Nội dung dạng DIY “do it yourself”  

  • Hướng dẫn người dùng làm 1 món ăn, một bức tranh, tái chế đồ vật… 
  • Dạng này làm khá dễ, chỉ cần bạn có đủ kỹ năng để làm
  • Nội dung yêu cầu đơn giản, có thể nhìn thấy thành quả trong thời gian ngắn. 

Với dụng nội dung này, tài khoản @hosiphan là một ví dụ. Chủ tài khoản là anh Hồ Quang Cường – đầu bếp chuyên về các món Nhật và nhận đào tạo đầu bếp Nhật. Anh mang đến những cách làm món ăn Nhật rất đơn giản nhưng bắt mắt và ngon miệng.

III. Quy trình xây dựng content trên Tiktok

1. Chuẩn bị kịch bản 

  • Lên trước ý tưởng về concept
  • Viết kịch bản đơn giản
  • Lên timeline cho 20 video mỗi tháng
  • Thực thi sản xuất
  • Có thể sử dụng phần mềm notion để quản lý công việc và tiến độ nội dung

Kèm theo đó, bạn phải định hình rõ các yếu tố sau trong kịch bản: 

  • Đặc tả phân cảnh
  • Lời thoại
  • Mô tả hành động
  • Mô tả âm nhạc

2. Thiết bị và phần mềm chỉnh sửa: 

  • Nếu sử dụng điện thoại, nên dùng Iphone để tối ưu chất lượng
  • Một số dòng máy ảnh quay TikTok giá thành tương đối: Canon M50, Sony A6400….
  • Micro: Rode
  • Edit video: Camtasia + Capcut

Ngoài ra, “Ăn theo thuở, ở theo thì”. Vào sân chơi của TikTok rồi thì bạn nên nhớ 8 luật này để trở thành một “cầu thủ” giỏi nè: 

Đọc thêm: Làm kinh doanh online trên TikTok

IV. 8 điều cần nhớ khi xây dựng nội dung trên Tiktok 

1. Xác định tệp khách hàng mục tiêu (Target Audience) 

Tệp khách hàng mục tiêu sẽ giúp người dùng có thể định hướng xây dựng nội dung tốt hơn. Có thể trả lời những câu sau để xây dựng khách hàng mục tiêu trên TikTok: 

  • Khách hàng là nam hay nữ, hay cả hai? 
  • Bạn muốn tiếp cận đến nhóm tuổi nào?
  • Khách hàng của bạn có mức thu nhập như thế nào? 
  • Đối tượng của bạn có những “cá tính” điển hình thế nào? 

2. Bắt “trend” đúng: 

Những trend trên TikTok hầu hết do đội ngũ sáng tạo in-house làm nên chắc chắn TikTok sẽ “ưu ái” cho các account xài “hàng” này. Không phải trend nào cũng bắt, bạn hãy sáng suốt chọn những trend mà khả năng khách hàng của bạn cũng sẽ theo. “Trend” giống như hiệu ứng đòn bẩy, khi bạn “nhạy” trend thì tài khoản của bạn sẽ được nhiều người biết đến. TikToker Đặng Trần Tùng là một ví dụ!

3. Tiếp cận người dùng thông minh

Bạn nên sản xuất những loại nội dung thông minh bằng cách kết hợp giữa tính giải trí và tính giáo dục. Những content sản xuất đảm bảo được hai yếu tố này, cộng với “lồng ghép” sản phẩm một cách tinh tế sẽ khiến cho người dùng thấy thời gian họ bỏ ra là đáng giá và “content” của bạn có “tầm” để họ theo dõi. Bằng cách này, TikToker Đạt Datio đã chuyển tải “mềm mại” những kiến thức về tiếng Anh, tạo ra tâm lý “vừa học vừa chơi” cho người dùng. 

4. Truyền thông đa kênh

Với cùng một nội dung sản xuất, tuỳ vào độ phù hợp, bạn có thể tiếp thị cho cả YouTube, Facebook và Instagram. Nơi nào có khách hàng tiềm năng, nơi đó có sự xuất hiện của bạn. Nhiệm vụ của bạn là “tranh thủ” khiến người dùng dừng lại nội dung của bạn nhiều nhất, lâu nhất và thường xuyên nhất. 

Khánh Vy - content creator dùng cùng 1 source content phân phối trên 2 kênh khác nhau

5. Lựa chọn thời gian đăng tải hiệu quả

Có 3 khung giờ trong ngày mà bạn nên dùng để post bài đó là: 6-7 giờ, 12-13 giờ và 7-9 giờ. 

6. Tạo Ra Thử Thách 

Hãy tạo ra một thử thách “dễ chơi” nhưng thông minh và sáng tạo để thu hút lượng tham gia và tương tác lớn. Thử thách có độ hot khá lâu là thử thách của #promterchallenge của @Meganhealyltv – người chơi đọc một đoạn voice thời sự bằng tiếng Anh theo như ví dụ của Megan. 

7. Sử dụng nội dung do người dùng tạo 

Sau khi tạo ra thử thách “chất lừ”, bạn hãy sử dụng nội dung do người dùng tạo để đăng tải. Điều này phản ánh sức nặng trong “content” của bạn và mối quan hệ tốt giữa bạn và khách hàng, mục đích là tăng độ “trust” của profile. Bên cạnh đó, đây cũng là một cách để bạn chiếm được sự chú ý của tệp khách hàng mới, tương tự như khách hàng tiềm năng của bạn. Tệp này sẽ rất hữu ích để bạn mở rộng và nâng cao hiệu quả quảng cáo. 

User generated content cũng là 1 trong 5 loại nội dung lợi hại mà người làm nội dung cần chú ý.

8. “Bắt nhịp” với những tiktoker nổi tiếng khác 

Cùng với TikToker nổi tiếng khác, bạn tạo ra những series “ăn khách” mà ở đó có sự tương đồng giữa hai bên. Không chỉ ở TikTok mà đây cũng là một cách được áp dụng trên nhiều nền tảng khác. 

Tài khoản @vietmyusa (vẽ tranh chân dung bằng chữ) đã sử dụng dường như toàn hình ảnh của Anh Da Đen đang với những pha cà khịa hot trên cộng đồng mạnh hiện nay để làm “demo”. Kết quả, hầu hết các clip của @vietmyusa đều đạt “triệu view” trở lên. 

Case của @vietmyusa cho thấy việc sáng tạo nội dung khéo léo sẽ hiệu quả hơn là reup. Bạn nên nhớ TikTok không bao giờ đánh giá cao việc bạn “ăn cắp chất xám” của người khác. 

Chắc chắn bạn là người cảm nhận rõ nhất “khẩu vị” của khách hàng đang thay đổi mỗi ngày và vẫn luôn nung nấu “kế hoạch dài hơi” trên TikTok. Đã đến lúc bạn cùng những chuyên gia về TikTok làm nên một TikTok Profile mà ở đó, bạn sẽ rút ngắn được thời gian, đẩy nhanh chất lượng và hạn chế “đốt tiền” khi chạy ads.

Tham khảo thêm để cụ thể khoá học CONTENT MARKETING chiến lược kinh doanh của bạn. 

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!