7 bí quyết bán hàng trên Shopee và các sàn thương mại điện tử giúp hái ra đơn

Shopee – khu chợ online gì cũng bán – đang là một trong những sàn thương mại điện tử làm mưa làm gió trên thị trường Việt Nam. “Xí” cho mình một gian hàng trong chợ không khó, nhưng giữa một rừng đối thủ khuyến mãi, hạ giá rầm rộ, làm sao để shop của bạn có chỗ đứng và bán tốt trên Shopee? Nắm vững 7 chiêu thức sau để tự tin tiến đánh mảnh đất màu mỡ này nhé!
Marketing Management

Nội dung bài viết

Shopee – khu chợ online gì cũng bán – đang là một trong những sàn thương mại điện tử làm mưa làm gió trên thị trường Việt Nam. “Xí” cho mình một gian hàng trong chợ không khó, nhưng giữa một rừng đối thủ khuyến mãi, hạ giá rầm rộ, làm sao để shop của bạn có chỗ đứng và bán tốt trên Shopee?

Nắm vững 7 chiêu thức sau để tự tin tiến đánh mảnh đất màu mỡ này nhé!

I. Có nên bán hàng trên Shopee không?

Thương mại điện tử gần đây nổi lên như một cơn lốc. Traffic dồi dào, dịch vụ thanh toán, vận chuyển có sẵn, các chương trình marketing linh đình quanh năm của sàn giúp các chủ shop thu hút thêm một lượng đơn hàng không nhỏ.

Và thế là ai cũng muốn “lên sàn”. Nhưng giữa các ông lớn như Shopee, Tiki, Lazda, Sendo, nên chọn ai để “trao thân gửi phận”?

Bài viết: Nên chọn sàn thương mại điện tử nào cho sản phẩm của bạn phân tích ưu nhược điểm của mỗi sàn sẽ giúp bạn trả lời.

có nên bán hàng trên shopee không

Còn trong bài này, hãy điểm qua một số lý do khiến bạn nên ưu ái Shopee nhé!

  • Mở gian hàng, đăng sản phẩm miễn phí: Phí thanh toán khoảng 2%, tương đối thấp so với các sàn còn lại.
  • Có sẵn lượng khách truy cập lớn: Tính đến năm 2020, Shopee đang là sàn thương mại điện tử dẫn đầu về lượt truy cập mỗi tháng.
  • Tạo được mã giảm giá riêng: Trên Shopee, bạn có thể chủ động tạo mã giảm giá cho toàn bộ sản phẩm hoặc riêng 1 sản phẩm nào đó.

II. 7 kinh nghiệm bán hàng hiệu quả trên Shopee

Mở shop mà buôn bán hẩm hiu? Sản phẩm đăng lên nhiều mà không ai ngó tới? Đã đến lúc bạn phải học hỏi từ những bí quyết này.

1. Hình ảnh đẹp, mô tả hay

7 kinh nghiệm bán hàng hiệu quả trên shopee
  • Hình ảnh

Khi khách hàng không thể thử, sờ, nắm như ngoài cửa hàng, hình ảnh sẽ kênh duy nhất để bạn trưng ra diện mạo sản phẩm. Hãy tải lên ít nhất 3 hình ảnh cho mỗi sản phẩm cũng như đảm bảo hình ảnh đẹp, bắt mắt nhất.

Khi sản phẩm bạn hiện trên trang chủ hoặc một trang tìm kiếm nào đó, hình ảnh thu hút sẽ khiến người xem click vào xem và khả năng được mua sẽ cao hơn.

Hãy chụp bằng máy ảnh hoặc điện thoại, phông nền trắng, bàn và đèn để điều chỉnh ánh sáng hợp lý.

  • Mô tả

Bạn có mua điện thoại chỉ bằng nhìn hình không? Tất nhiên là không.

Có hàng trăm câu hỏi xuất hiện trong tâm trí khách hàng khi mua sắm online. Hãy tận dụng phần mô tả sản phẩm để giải đáp được tất cả những câu hỏi đó. Giới thiệu sản phẩm cần chính xác, chi tiết và hấp dẫn, bao gồm các yếu tố như:

  • Nguồn gốc
  • Tính năng, chức năng
  • Chất liệu
  • Các màu hiện có
  • Các size hiện có
  • Hướng dẫn sử dụng

2. Trở thành “shop yêu thích” trên Shopee

“Shop yêu thích” trên Shopee là những shop đáp ứng đủ những tiêu chí mà Shopee đặt ra,

“Shop yêu thích” trên Shopee là những shop đáp ứng đủ những tiêu chí mà Shopee đặt ra, chẳng hạn như doanh thu tốt, trả lời khách hàng nhanh và đủ, đơn hàng được giao đúng hạn… Các tiêu chí này thường thay đổi qua từng tháng.

Trở thành “shop yêu thích” sẽ làm tăng độ tin tưởng của khách hàng, khả năng họ chọn mua hàng của bạn cũng cao hơn. Ngoài ra bạn còn nhận được nhiều quyền lợi khác như ưu tiên hiển thị sản phẩm, ưu đãi về phí vận chuyển…

Vậy làm sao để đạt được danh hiệu “shop yêu thích”?

  • Tham gia các chương trình khuyến mãi

Để lên được “shop yêu thích”, bạn phải hoàn thành đủ số đơn hàng mà Shopee yêu cầu. Nhưng đơn ở đâu ra để mà hoàn thành? Một trong những cách sinh đơn nhanh nhất chính là tham gia các chương trình của sàn. Nếu tình hình ra đơn quá chậm chạp, hãy thử phương án này nhé.

  • Tích cực trả lời tin nhắn

Tỉ lệ phản hồi khách hàng là một trong những tiêu chí quan trọng để xét duyệt. Hãy bật thông báo trên điện thoại của bạn để biết khi nào có khách đang inbox cho shop.

  • Xin review, feedback của khách hàng

Không phải bán hàng xong là hết chuyện. Hãy chủ động liên hệ với khách hàng để hỏi mức độ hài lòng của họ về sản phẩm, đừng quên nhờ họ viết đánh giá tốt trên shop của bạn.

  • Liên hệ trước khi giao hàng

Đơn hàng giao không thành công là yếu tố khiến bạn bị mất điểm không hề nhẹ. Tốt nhất hãy gọi cho khách trước khi giao hàng để đảm bảo về thời gian họ có thể nhận hàng, và dò ý xem họ… còn muốn mua hàng không hay đã đổi ý.

Mỗi tuần Shopee sẽ tự động xét duyệt các shop. Nếu shop bạn không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng và đáp ứng đủ các tiêu chí, Shopee sẽ gửi thông báo về cho bạn. Chúc mừng!

3. Đẩy sản phẩm lên top

Đẩy sản phẩm lên top là tính năng giúp đưa sản phẩm của bạn lên đầu danh mục, giữa rất nhiều những mặt hàng khác của đối thủ. Tất nhiên sản phẩm nằm hiên ngang trên top thì người dùng cũng sẽ chú ý hơn và tiện tay bấm vào xem.

Việc đẩy này không mất phí, nhưng mỗi ngày bạn chỉ đẩy được 6 lần, mỗi lần được 5 sản phẩm, và cứ cách 4 tiếng mới đẩy được 1 lần. Nếu muốn đẩy thêm thì bạn phải trả phí.

4. Tham gia Flash sale của Shopee

Tham gia các Flash Sale 1k, 9k… của sàn là một trong những cách tiếp cận được lượng khách hàng “khủng” nhất.

Tham gia các Flash Sale 1k, 9k… của sàn là một trong những cách tiếp cận được lượng khách hàng “khủng” nhất.

Để tham gia Flash Sale, bạn đăng nhập theo kênh của người bán, chọn kênh marketing – chương trình của Shopee – chọn chương trình sắp diễn ra và đăng kí. Shopee sẽ duyệt xem sản phẩm của bạn có phù hợp với chương trình khuyến mãi không thì mới cho bạn “nhập hội”.

5. SEO trên Shopee

4 lưu ý dành cho bạn khi SEO tốt trên Shopee

Cũng giống như Google, sản phẩm nào SEO tốt thì sẽ xuất hiện ở những vị trí đầu tiên khi khách hàng tìm kiếm theo một từ khóa nào đó. Nếu chưa từng nghe đến SEO, bạn hãy tham khảo thêm bài viết từ điển SEO cho người mới bắt đầu.

Để SEO tốt trên Shopee, đây là một số lưu ý dành cho bạn:

  • Tiêu đề sản phẩm phải phù hợp với ngành hàng

Dù tính năng của sản phẩm đó có thể xếp vào nhiều ngành hàng, nhưng tiêu đề sản phẩm sẽ liên quan đến ngành hàng A hơn ngành hàng B, và khả năng xuất hiện khi tìm kiếm ở ngành hàng A cũng cao hơn.

  • Tiêu đề sản phẩm phải chứa từ khóa cần SEO

Chẳng hạn bạn cần SEO từ khóa “dầu gội đầu cho nam” thì phải đưa từ khóa này vào tiêu đề sản phẩm, càng nằm về phía trước càng tốt.

  • Tiêu đề sản phẩm cần hấp dẫn

Giữa một cái chợ xô bồ như Shopee thì 1 sản phẩm có hàng trăm người bán là chuyện thường tình. Khi vô số shop có “dầu gội đầu cho nam” thì bạn phải biết cách “tạo nét” để trở nên khác biệt. Ngoài từ khóa SEO, bạn có thể thêm vào những cụm từ như “10 mùi hương để lựa chọn”, “cam kết chính hãng”, “bảo hành X tháng”…

  • Lưu ý các từ khóa ngách

Còn gọi là các từ khóa… ít hot. Nghe thì hơi vô lý nhưng đọc tiếp bạn sẽ thấy thuyết phục.

Khi mà nhà nhà người người đều cố SEO các từ khóa có lượng search volume cao, dù bạn có xuất hiện được trên trang chủ tìm kiếm, mà sản phẩm không nổi trội, không rẻ sập sàn thì khó mà cạnh tranh với quân địch hùng hậu.

Từ khóa càng hot thì càng “khó ăn”. Vậy sao không thử những từ khóa ngách, với mức độ cạnh tranh thấp hơn? Ví dụ, từ khóa “nôi em bé” có đến hơn 9.000 lượt tìm kiếm mỗi tháng trên Google.

Trên Shopee, với từ khóa đó, bạn thấy xuất hiện rất nhiều shop khác có mẫu mã đẹp hơn, giá tốt hơn mình, thì thôi không nên đua cho bằng được. Từ khóa “nôi điện cho bé” có chưa đến 3.000 lượt tìm kiếm mỗi tháng, nhưng so với các đối thủ khác trên Shopee, bạn có thế mạnh hơn, khả năng khách chọn cao hơn, thì vẫn nên xem xét SEO cho từ này.

Tóm lại, không phải cứ từ khóa hot là tốt. Bạn phải dựa trên lợi thế cạnh tranh của mình so với đối thủ để chọn từ khóa SEO phù hợp.

Để biết search volume và từ khóa ngách, tương tự như SEO trên Google, hãy sử dụng những công cụ nghiên cứu từ khóa đơn giản này.

  • Mô tả sản phẩm cần chứa từ khóa SEO

Không chỉ có tiêu đề mà phần description cũng nên chứa các từ khóa chính cần SEO. Tuy nhiên, không nhất thiết phải nhồi hàng tá từ khóa. Hãy viết mô tả thật rõ ràng, chi tiết về sản phẩm để thuyết phục người đọc mua hàng của bạn.

  • Tăng mức độ yêu thích của shop

Shop của bạn càng được yêu thích, tín nhiệm, khả năng lên top càng cao. Sự ưa thích được đánh giá qua các chỉ số như lượng người theo dõi, lượng đánh giá 5 sao, lượng đơn đặt hàng, tốc độ phản hồi tin nhắn của khách…

6. Chạy quảng cáo Shopee Ads

9 bước để bắt đầu chạy quảng cáo Shopee Ads

Hệt như Google, muốn lên top Shopee, bên cạnh SEO thì chạy quảng cáo cũng là giải pháp đưa sản phẩm lên top hiển thị. Khi search một từ khóa nào đó, bạn sẽ thấy có những sản phẩm hiện lên với chữ “tài trợ” bên cạnh, đó là những sản phẩm được chạy quảng cáo theo hình thức đấu giá từ khóa.

Vậy làm sao để bắt đầu chạy quảng cáo Shopee Ads?

  • Bước 1: Vào Kênh người bán
  • Bước 2: Chọn Kênh marketing
  • Bước 3: Chọn Quảng cáo của tôi
  • Bước 4: Đọc các điều khoản và bấm đồng ý
  • Bước 5: Nạp tiền vào tài khoản quảng cáo (lưu ý: tiền đã nạp vào thì không được hoàn trả lại)
  • Bước 6: Sau khi hoàn thành nạp tiền, bạn quay lại giao diện tạo quảng cáo, chọn Thêm sản phẩm mới (sản phẩm mà bạn muốn chạy quảng cáo)
  • Bước 7: Thiết lập ngân sách, thời gian chạy
  • Bước 8: Shopee sẽ gợi ý những từ khóa dựa trên sản phẩm bạn muốn chạy, hãy đánh dấu những từ khóa bạn thấy phù hợp.
  • Bước 9: Bấm Đăng ký đấu thầu từ khóa để đợi quảng cáo được duyệt và chạy.

Nếu bạn đã từng chạy quảng cáo Google, biết cách xây dựng bộ từ khóa, phân bổ, tối ưu ngân sách… thì quảng cáo trên Shopee chỉ là chuyện nhỏ.

7. Tham gia một khóa học bài bản về thương mại điện tử

Hiện nay, hầu hết các sản thương mại điện tử đều có hướng dẫn cơ bản cho các sellers mới bước vào kinh doanh trên sàn. Nhưng muốn chiến thắng ở khu chợ online đông đúc và “hái ra tiền” từ sàn, bạn cần nhiều hơn thế. Một khóa học được thiết kế riêng cho những chủ shop thương mại điện tử sẽ giúp bạn:

  • Mở được shop trên sàn và lên được 1 bản kế hoạch kinh doanh súc tích, hiệu quả trong 1 trang giấy.
  • Tránh được những khó khăn về thủ tục, paperwork phức tạp, các lệnh phạt, lệnh cấm, khóa gian hàng…
  • Nắm vững các chiến thuật bán hàng trên từng sàn: Lazada, Shopee, và Tiki.
  • Sử dụng các công cụ quản lý gian hàng, sản phẩm, đơn hàng, chiến dịch marketing và các chương trình khuyến mãi, quản lý tài chính, dữ liệu, công cụ chat và tương tác với khách.

Khoá học SOCIAL COMMERCE & ECOMMERCE tại AIM Academy sẽ cùng bạn “thu phục” đơn hàng trên thương mại điện tử cùng các mạng xã hội phổ biến hiện nay.

Nhanh tay điền form đăng ký, AIM liên hệ và tư vấn phù hợp theo nhu cầu của bạn ngay!