5 Insights Của Người Tiêu Dùng Ngày Tết Và Những Chiến Dịch Áp Dụng Thành Công

Người ta hay nói “vui như Tết”, mà đúng là Tết vui thật, nhất là đối với các doanh nghiệp, vì nhu cầu tiêu dùng đột nhiên tăng cao chót vót. Trong cơn “say Tết” của người tiêu dùng, doanh nghiệp vẫn cần giữ tỉnh táo để nắm bắt insight, bán được hàng thật khéo léo. Dưới đây là 5 insights người tiêu dùng ngày Tết phổ biến nhất.
Marketing Management

Nội dung bài viết

Người ta hay nói “vui như Tết”, mà đúng là Tết vui thật, nhất là đối với các doanh nghiệp, vì nhu cầu tiêu dùng đột nhiên tăng cao chót vót. Trong cơn “say Tết” của người tiêu dùng, doanh nghiệp vẫn cần giữ tỉnh táo để nắm bắt insight, bán được hàng thật khéo léo. Dưới đây là 5 insights người tiêu dùng ngày Tết phổ biến nhất.

I. 5 insights phổ biến của người tiêu dùng việt ngày Tết

1. “Tôi muốn ăn mừng”

nếu các nhãn hàng thêm nhạc Tết vào các video quảng cáo, mv thì dễ đánh trúng tâm lý yêu âm nhạc của người Việt

Năm mới là thời gian không ai muốn ở một mình. Gia đình, bạn bè đoàn tụ bên nhau, hoài niệm về những ngày đã qua và hy vọng vào một năm sắp đến.

Trong bầu không khí đó thì nhạc Tết là thứ được nhiều người tìm kiếm nhất. Tất cả các thể loại nhạc trên Youtube đều trở nên “hot” hơn, từ parody, remix, karaoke đến phim ca nhạc.

Nếu nhãn hàng của bạn có được một đoạn nhạc quảng cáo, một MV với giai điệu đặc trưng, đánh trúng vào tình yêu âm nhạc của người Việt thì quá tuyệt vời. Quảng cáo Comfort Tết 2019 là một ví dụ nổi bật.

2. “Tôi muốn vui vẻ”

kết hợp quảng cáo với tiểu phẩm hài dường như đang là xu hướng chung của nhiều thương hiệu.

Từ đầu những năm 2000, cứ tới đêm giao thừa là các gia đình lại quây quần bên TV và xem Táo Quân. Vì sao chương trình này vẫn luôn giữ được sức nóng qua bao năm? Một phần là vì nội dung thu hút, có sự tham gia của nhiều danh hài, một phần là do người Việt thích xem những gì vui vẻ vào năm mới. Họ quan niệm, khoảnh khắc đầu năm phải cười thì cả năm mới vui tươi.

Tết 2019, Sendo đã hợp tác với BB Trần, Hải Triều, Huỳnh Thanh Trực để cho ra đời đoạn quảng cáo Ăn khế trúng… vàng mang lại tiếng cười cho khán giả. Kết hợp quảng cáo với tiểu phẩm hài dường như đang là xu hướng chung của nhiều thương hiệu.

3. “Tôi muốn đổi mới”

Năm mới là dịp để bắt đầu lại mọi thứ, để thay đổi bản thân, insight này thường được chú ý khi xây dựng content Tết

New-year, new-me

Năm mới là một dịp để bắt đầu lại mọi thứ, để thay đổi bản thân. Nhiều người có xu hướng thích thay đổi diện mạo cho bản thân như thay đổi kiểu tóc, hoặc trang hoàng lại ngôi nhà cho thật đặc biệt. Họ sẽ lên Google, Youtube hoặc các mạng xã hội khác để tìm kiếm thông tin và cảm hứng.

Hãy chú ý điều này trong xây dựng content. Ví dụ, nếu bạn là một thương hiệu làm đẹp, hãy thử sáng tạo những video hướng dẫn chăm sóc da, trang điểm… Nếu bạn có một sản phẩm chăm sóc gia đình, hãy cung cấp cho khán giả những mẹo làm sạch đơn giản (vì mọi người đều vất vả trong việc dọn dẹp ngày Tết).

4. “Tôi có nhiều tiền”

 mọi người mua sắm nhiều hơn vào dịp Tết vì trong túi đang rủng rỉnh tiền và hầu hết các chi tiêu đều dành cho quà biếu

Trước Tết là khoảng thời gian mà người ta cảm thấy mình giàu có nhất, vì nhiều người vừa nhận được thưởng Tết. Họ mua sắm nhiều không chỉ vì họ “say” Tết, mà còn là vì trong túi đang rủng rỉnh tiền. Dù là chi cho mua sắm hay giải trí, người tiêu dùng Việt sẽ dùng hết khoảng 1 tháng thu nhập của họ cho dịp Tết.

Khi khách hàng đang có tiền thì ai nhanh hơn sẽ lấy được tiền trước. Theo nghiên cứu, trung bình 31% chi tiêu Tết sẽ để mua quà tặng, quà biếu. Tranh thủ thiết kế những bộ quà tặng đa dạng về sản phẩm, kiểu dáng. Ý tưởng tuy không mới nhưng luôn hiệu quả.

5. “Tôi muốn biết trước tương lai”

người ta thường tìm tới các dịch vụ bói toán, tử vi với mong muốn nhìn thấy được những điều sẽ xảy ra trong năm mới

Đầu năm cũng là thời điểm người ta tìm đến các dịch vụ bói toán, tử vi nhiều nhất, với mong muốn nhìn thấy được những điều sẽ xảy ra trong năm mới.

Thương hiệu của bạn có thể làm gì để chen chân vào vùng đất bói toán, tử vi? Một ứng dụng xem bói vui mang tính chất giải trí, một giao diện website mà người dùng có thể viết điều ước và gửi đi… là những tiện ích mà thương hiệu có thể làm cho người dùng của mình.

II. Các thương hiệu đã áp dụng insight ngày Tết như thế nào?

1. Mirinda Tết – “Chuyện cũ bỏ qua” – Music Video (MV)

mv

Mục tiêu: Marketing qua viral video, tăng độ phủ và độ yêu thích thương hiệu

Campaign message: “Chuyện cũ bỏ qua, Tết cười thả ga”

Thời gian: 5 tuần trước Tết

Thực hiện:

Sử dụng Youtube để truyền tải phần hình ảnh của brand’s message và storytelling.

Sử dụng Zing Mp3 để truyền tải phần nghe

Áp dụng insight như thế nào?

MV với sự xuất hiện của nữ ca sĩ Bích Phương mang đến giai điệu vui tươi phù hợp với không khí sôi động ngày Tết. Thông điệp vui vẻ, hài hước, kêu gọi mọi người bỏ qua những xích mích trước đây, hướng đến những điều tươi sáng trong năm mới.

Kết quả:

  • 70 triệu lượt xem trên Youtube (MV version)
  • Nằm trong top trending trong 3 tuần liên tục
  • 13.5 triệu lượt nghe trên Zing Mp3
  • Top 5 Zing Chart realtime
  • 1 triệu lượt tương tác trên các mạng xã hội
  • Tương tác tích cực trong ngành hàng nước uống
  • Doanh thu tăng 55.4%

2. Pepsi – “Bên nhau Tết đậm”

Pepsi đánh vào insight sum họp, đoàn viên, nhắc nhở mọi người làm những hoạt động ý nghĩa cùng nhau

Ý tưởng: “Bên nhau Tết đậm” là một chiến dịch tăng tương tác trên Zing.vn, người dùng có thể tự “đo độ đậm đà” của họ, bằng cách lựa chọn những việc dự định sẽ làm trong dịp Tết, rồi chia sẻ kết quả trên mạng xã hội để có cơ hội trúng thưởng. Chiến dịch khuyến khích người dùng làm những việc dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, bạn bè.

Vì sao ý tưởng lại đặc biệt: Nó đo “độ mặn” của bạn bằng con số cụ thể, cho phép chia sẻ và tạo nên một cuộc cạnh tranh giữa mọi người với nhau.

Áp dụng insight như thế nào?

Tết là dịp sum họp, gia đình, bạn bè, người thân nên cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc. Nhưng trong lối sống hiện đại, người ta lại có xu hướng dành nhiều thời gian cho mạng xã hội, cho thế giới riêng của mình, làm mất đi phần nào tinh thần ngày Tết, làm Tết bị “nhạt” đi.

Pepsi vẫn đánh vào insight sum họp, đoàn viên, nhắc nhở mọi người làm những hoạt động ý nghĩa cùng nhau, đồng thời nhấn mạnh đến điểm đặc biệt của sản phẩm Pepsi muối.

Kết quả

  • 636.000 views
  • 5.000 submissions
  • 272% ROI

3. Berocca – Chiến dịch sau Tết

sau những ngày Tết hoạt động quá sức, Berocca sẽ giúp bạn có thêm sức khỏe để “hồi phục”

Ý tưởng: Nếu như các nhãn hàng khác đều dồn mọi nguồn lực cho thời điểm trước và trong Tết, thì Berocca lại đánh vào giai đoạn sau Tết qua thông điệp “Năng lượng tràn đầy, bật sức cả năm”.

Áp dụng insight như thế nào?

Không nhắm vào những insight phổ biến ở trên, thương hiệu này có cách tiếp cận riêng, phù hợp với đặc thù, chức năng sản phẩm.

Sau những ngày Tết hoạt động quá sức, mọi người đều như bị rút cạn năng lượng, không còn động lực để đi làm, đi học trở lại. Berocca sẽ giúp bạn có thêm sức khỏe để “hồi phục”.

Thực hiện

Thiết kế một minigame để người dùng tương tác bằng cách bắn vào những cảm giác tiêu cực sau Tết như “mệt mỏi, lờ đờ, uể oải, thiếu năng lượng…”

Lan tỏa chiến dịch bằng những hoạt động hỗ trợ như media, social viral, content marketing và Zalo stickers.

Kết quả

  • 110% KPI lượt chơi game
  • 900k views trên các bài báo
  • Thương hiệu dược phẩm nhận được nhiều tương tác nhất

Tết cũng đã đến ngay ngoài cửa. Hãy bắt đầu lên kế hoạch marketing mùa Tết cho doanh nghiệp của bạn ngay từ bây giờ. Và luôn nhớ rằng, càng hiểu insight khách hàng, càng đánh vào nó một cách tinh tế, khả năng bạn chiến thắng mùa Tết này càng cao.

Muốn thấu hiểu insight, thấu hiểu thị trường, đăng ký ngay khóa học MARKET RESEARCH của AIM Academy. Bạn sẽ thấy nghiên cứu thị trường là một công việc vô cùng thú vị chứ không hề khô khan!

Điền form thông tin ngay, AIM tư vấn phù hợp với mong muốn của bạn!