4 Câu Hỏi Cần Trả Lời Trước Khi Bắt Tay Xây Dựng Website

Nói tới digital marketing thì website là một nền tảng (platform) cực kỳ quan trọng. Không chỉ là bộ mặt của doanh nghiệp, website còn là nơi cung cấp những thông tin giá trị, tăng cường giao tiếp với người dùng, từ đó, tăng lượng khách hàng organic (không qua quảng cáo).
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Nói tới digital marketing thì website là một nền tảng (platform) cực kỳ quan trọng. Không chỉ là bộ mặt của doanh nghiệp, website còn là nơi cung cấp những thông tin giá trị, tăng cường giao tiếp với người dùng, từ đó, tăng lượng khách hàng organic (không qua quảng cáo).

Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng rất nhiều chủ doanh nghiệp và marketing leader có cái nhìn chưa đầy đủ về website trong digital. Người thì nghĩ website là cái gì đó rất phức tạp và nặng về kỹ thuật. Người khác thì lại cho rằng website đơn giản, vài trăm nghìn đồng là có ngay bộ source với đầy đủ tính năng và nhìn ‘ngầu’ chẳng kém gì các website có danh tiếng trong cùng lĩnh vực. Những hiểu sai này làm cho doanh nghiệp mất đi rất nhiều cơ hội trong việc sử dụng digital như một kênh marketing hiệu quả (chi phí hợp lý, đo lường được).

Để giúp các marketer không rành về kỹ thuật có thể hiểu cơ bản về website, từ đó, dễ dàng trong việc manage agency hoặc outsource bên ngoài, AIM gửi tới bạn 4 câu hỏi cần trả lời trước khi bạn bắt tay xây dựng website:

  1. Làm website để làm gì?
  2. Bạn định cho những gì lên website?
  3. Người dùng làm gì trên website của bạn?
  4. Người dùng có thấy thuận tiện khi vào website của bạn?

Đây chính là những phần mà các học viên sẽ được chia sẻ trong lớp Digital Platform Management với các giảng có nhiều năm kinh nghiệm về digital đến từ BuzzMetrics, Ringier, comScore,…

I. Website objective & KPIs – Làm website để làm gì?

“Hãy làm ngay một website và business của bạn sẽ ‘cất cánh’! – mấy câu chào mời dịch vụ xây dựng website thực ra là không sai.

  • Tuy nhiên, cất cánh ở đây là cất cánh thế nào?
  • Làm website để bán hàng thì cụ thể là bán ra sao? (dựng một website có tính năng ngang với các sàn thương mại điện tử không phải là điều đơn giản).
  • Làm website có giúp giải quyết hết các vấn đề của bộ máy marketing – sale hiện tại của công ty?
  • Nguồn lực của công ty đã sẵn sàng cho digital?…

Làm website thì ai cũng muốn, nhưng làm sao cho hiệu quả, phục vụ cụ thể cho mục tiêu kinh doanh thì không phải ai cũng trả lời được. Tóm lại là bạn cần trả lời được câu hỏi WHY – vì sao bạn lại muốn xây dựng website? Nếu không có một mục tiêu rõ ràng (đi kèm với 1 bộ KPI rõ ràng), bạn sẽ mất kha khá tiền và thời gian vào thứ mà bạn… chẳng biết thực sự dùng để làm gì (đơn giản vì nghe nói làm web rất quan trọng, có website là có khách hàng…).

“Thất bại trong việc lập kế hoạch chính là lập kế hoạch cho sự thất bại” – Winston Churchill.
“Thất bại trong việc lập kế hoạch chính là lập kế hoạch cho sự thất bại” – Winston Churchill.

Website thường xoay quanh 4 mục đích:

  • Sale: website là nơi để bán hàng, thường dành cho các cty E-commerce, Retail. Ví dụ mà bạn có thể thấy là lazada, tiki, juno
  • Branding: website là sự hiện diện của thương hiệu trên digital. Thường các cty, tập đoàn lớn hoặc những người nổi tiếng sẽ tập trung vào mục đích này. Loại này không cần phức tạp, chức năng cao siêu, chỉ cần thể hiện được cái hồn thương hiệu. Tham khảo masangroupsamsung, unilever
  • Micro website: website là nơi truyền tải các thông điệp về nhãn hàng, là công cụ để tương tác, hấp dẫn người dùng trong ngắn hạn. Website đòi hỏi phải sáng tạo, thu hút và đem lại giá trị độc đáo cho người dùng. Chỉ cần một vài cú click chuột về những campaign đang có trên thị trường, bạn có thể dễ dàng nhận thấy mục tiêu của website dạng này là kích thích người dùng tương tác chia sẻ.
  • Marketing: website là nơi duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người dùng bằng các thông tin bổ ích, chương trình chăm sóc khách hàng hoặc các ưu đãi đặc biệt. Website hướng về nội dung, tương tác và kết nối. Đây là mục đích phổ biến nhất mà bạn có thể bắt gặp ở rất nhiều ngành hàng như dịch vụ, giáo dục, tài chính, bất động sản…

II. Website sitemap – Bạn định cho những gì lên website?

sitemap là sơ đồ của một trang web giúp bọ tìm kiếm của Google có thể đọc và hiểu website của bạn

Khi search google, bạn sẽ thấy định nghĩa phổ biến nhất sitemap là sơ đồ của một trang web giúp bọ tìm kiếm của Google có thể đọc và hiểu website của bạn nói về cái gì, phục vụ ngành hàng nào, nội dung có liên quan đến lĩnh vực của bạn đang làm hay không… Dù được sử dụng nhiều trong SEO, sitemap cũng là thuật ngữ mà marketing leader cần biết khi nói tới chuyện làm website. Vì sao ư?

Hiểu một cách đơn giản, sitemap là những nội dung nào, thông tin nào bạn dự định đưa lên website. Có một cái nhìn toàn diện về những mảng nội dung bạn đưa lên web là cách tốt nhất để đảm bảo thông điệp của bạn truyền đến được người tiêu dùng.

Một website về về du học sẽ có cấu trúc thông tin (mục tiêu khuyến khích người dùng để lại thông tin tư vấn) sẽ khác với landing page của chiến dịch Nhà là nơi (khuyến khích người dùng viết thư tay đến người thân).

III. User flows – Người dùng làm gì trên website của bạn?

user flows – chuỗi các hướng đi của người dùng khi truy cập website, phục vụ cho một nhu cầu cụ thể nào đó.

Làm website là để người dùng truy cập, nếu không dựa trên nhu cầu và tạo sự thuận tiện nhất cho người dùng thì đó sẽ là 1 website ‘chết’. Chính vì vậy mà bạn cần biết user flows – chuỗi các hướng đi của người dùng khi truy cập website, phục vụ cho một nhu cầu cụ thể nào đó. Ví dụ như user flows đăng ký tài khoản Firefox.

Bằng việc xác định được thói quen và nhu cầu truy cập của người dùng, bạn có thể hiểu được ‘đường đi’ của họ trên website, từ đó tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Không ai xây website lại muốn user chỉ click vào link dẫn tới website và out ra nhanh chóng. Suy cho cùng, vai trò của user flows sẽ giúp giữ chân user trải nghiệm trong website của bạn nhiều hơn dẫn tới cơ hội khách mua hàng tăng lên.

1. User flows cho website với mục đích khác nhau cũng sẽ khác nhau

  • Chẳng hạn, nếu bạn có website tin tức như vnexpress hay brandsvietnam, user flows phổ biến sẽ đi từ link trên social media → bài viết → đăng ký nhận email từ thương hiệu.
  • Còn nếu bạn xây website e-commerce như tiki hay sendo, user flows thường đi từ quảng cáo Google search → trang bán sản phẩm → mua hàng.

2. User cũng có thể đến từ rất nhiều nguồn

  • Paid advertising (quảng cáo có trả phí): User tới từ banner hay quảng cáo Google Adwords.
  • Social media: User tới từ post của bạn bè trên mạng xã hội
  • Email: User tới từ newsletter hoặc email giới thiệu
  • Organic search (tìm kiếm tự nhiên): User tới từ lượng tìm kiếm tự nhiên
  • Tin tức, báo chí: User tới từ bài tin tức hoặc blog

Là một digital marketer, bạn sẽ cần biết lượng user lớn nhất của mình đến từ nguồn nào, có nhu cầu và trình độ như thế nào để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, tránh lãng phí ngân sách marketing của doanh nghiệp.

IV. Website wireframe – Người dùng có thấy thuận tiện khi vào website của bạn?

website wirefarme

Người Anh có câu “A picture paints a thousand words” (Một bức hình hơn ngàn lời nói), điều này hoàn toàn đúng với wireframe. Wireframe chính là một bản vẽ mô tả cấu trúc của website trước khi thiết kế hay còn gọi là sườn của website. Nói một cách đơn giản, bạn muốn banner đặt ngay trên cùng homepage, mô tả sản phẩm nằm bên dưới mặt hàng đó hay nút Call-to-action nằm bên phải website, tất cả đều thể hiện trực quan và rõ ràng trên wireframe.

Có khi nào sắp launch website tới nơi thì bạn chợt nhận ra nội dung không được sắp xếp đúng như ý mình?

Wireframe ra đời để hạn chế tối đa những tình huống như vậy. Wireframe chính là cách tuyệt vời để kết nối và nhận feedback từ các bên trong dự án để hoàn thiện website từng ngày.

Vậy có phải website nào cũng cần wireframe? Câu trả lời là tùy thuộc vào mục đích của website.

Một landing page promote chương trình khuyến mãi dịp hè của Merino không nhất thiết phải có wireframe nhưng trang thương mại điện tử lớn như Lazada thì không thể thiếu bước này.

Bản chất của wireframe là một bản mô tả đang hoàn thiện. Nó luôn trải qua quá trình 3 bước lặp lại: vẽ – nhận feedback – sửa nên tốn khá nhiều thời gian và ngân sách. Nhưng với những website lớn, phức tạp thì wireframe ngược lại còn giúp công ty tiết kiệm thời gian và chi phí bởi một khi đã sai, sẽ phải ‘đập đi xây lại’ cả một hệ thống đồ sộ.

Đây chính là 4 câu hỏi quan trọng khi bắt tay xây dựng website mà ‘người ngoại đạo’ cần trả lời.

Tóm lại, khi bàn tới chuyện làm website, hãy chắc rằng bạn nắm được

  • Thiếu mục tiêu khi lập website, không truyền tải được thông điệp nhãn hàng mong muốn.
  • Thiếu sitemap, nội dung muốn đưa vào website không được hệ thống đầy đủ, dễ bỏ sót thông tin khi đưa lên website.
  • User flows sơ sài, nếu không hiểu được thói quen và điều hướng user tốt, bạn sẽ không có khả năng giữ họ ở lại website, lượt traffic dù có cao cũng không trả ra conversion rate tốt dẫn tới lãng phí ngân sách và nguồn lực.
  • Bỏ qua Wireframe, thiếu cái nhìn tổng quan về thiết kế website, dẫn tới tốn thời gian và chi phí nếu đã developer đã xây web mà không đúng hướng team đã thống nhất.

Website là nền tảng rất quan trọng trong digital marketing nhưng không thể đứng một mình. Digital cần sự kết hợp của nhiều platform Google, Youtube, Facebook,… để phát huy tối đa hiệu quả. Thấu hiểu và khai thác các nền tảng digital trong marketing cùng các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm từ digital agency tiếng tăm trong khóa DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT 

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!