Marketing Executive - Chân Dung ‘Lính Mới'

Nghe đến đây bạn có thể sẽ choáng váng với workload của dân marketing. Đừng hoang mang. Khoá học Hands-on Marketing sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn để bước vào ngành marketing nhiều chông gai nhưng phần thưởng cũng rất xứng đáng – cả về thu nhập lẫn cơ hội thăng tiến.
Marketing Management

Nội dung bài viết

Sáng tạo, năng động, thu nhập cao… không quá ngạc nhiên khi marketing trở thành ngành nghề được các bạn trẻ lựa chọn, đặc biệt là sinh viên. Nhưng để biết liệu mình có “đủ đô” để dấn thân, bạn cần phải trả lời được câu hỏi của nhà tuyển dụng: “Can you get things done?”.

công việc của marketing executive là làm những gì

I. Công việc của ‘lính mới’

Khi bắt đầu ngành marketing, hầu hết các bạn sẽ bắt đầu ở những vị trí executive, nôm na là ‘chân lon ton’, tức là làm mọi việc. Và yếu tố đánh giá mức độ thành công của bạn không nằm ở khả năng lên chiến lược mà là ở thực thi hoàn hảo.

1. Nhóm công việc liên quan tới thực thi

  • Làm việc với các đối tác (outsource) nhằm brief đúng, nhận ‘hàng’ đúng ý tưởng và ngân sách.
  • Phối hợp cùng các bạn khác trong marketing team như content, thiết kế, event, chạy quảng cáo, IT để tạo ra các chất liệu truyền thông phù hợp với các kênh.
  • Cầu nối liên lạc, đảm bảo giao tiếp hiệu quả giữa leader – sale – marketing team.
  • Lấy các phản hồi từ khách hàng, sale để cải tiến sản phẩm và quy trình vận hành chung của các team. Điều chỉnh các hoạt động marketing nếu cần thiết.

2. Nhóm công việc liên quan về hoạch định

  • Xây dựng marketing activities plan, thuyết phục sếp approve ngân sách
  • Xây dựng kế hoạch làm việc, các báo cáo về các vấn đề liên quan tới việc thực hiện chiến dịch.
  • Sử dụng các công cụ nghiên cứu tracking để quản lý campaign mình chịu trách nhiệm.

3. Nhóm công việc liên quan về báo cáo

  • Giám sát ngân sách, đảm bảo không ‘bội chi’.
  • Viết báo cáo theo dõi tiến độ, thống kê và báo cáo định kỳ.

Trên thực tế, công việc cụ thể của vị trí Marketing Executive sẽ có những điểm khác nhau tùy thuộc vào loại hình công ty cũng như chuyên môn mà bạn theo đuổi.

II. Chân dung của một executive

Sáng tạo, năng động, thu nhập cao… không quá ngạc nhiên khi marketing trở thành ngành nghề được các bạn trẻ lựa chọn, đặc biệt là sinh viên. Nhưng để biết liệu mình có “đủ đô” để dấn thân, bạn cần phải trả lời được câu hỏi của nhà tuyển dụng: “Can you get things done?”.

Về bản chất công việc, mặc dù trải dài trên nhiều chuyên môn như vậy, Marketing Executive ở các công ty vẫn có điểm chung là follow up – hiện thực hóa các hoạt động/chiến lược marketing từ leader.

Bản thân từ “executive” đã thể hiện rất rõ trách nhiệm của bạn nằm ở thực hiện (execute) chứ không phải định hướng/quản lý (manage).

1. Về vai trò

mặc dù vẫn tập trung vào việc execute những chiến lược đã được định hình bởi leader/manager, vai trò của Marketing Executive sẽ khác với vị trí intern/trainee.

Chẳng hạn công ty cần tổ chức một sự kiện thì tìm và liên hệ với địa điểm cho thuê, mời diễn giả, tìm đơn vị phân phối vé online… là những công việc cụ thể, với vị trí intern, cứ giao là làm.

Đối với executive, tổ chức một event tức là trách nhiệm đưa thông tin sản phẩm mới tới khách hàng, tăng tỷ lệ dùng thử hoặc mua tại event. Lúc này, người làm marketing executive sẽ cần chủ động lên kế hoạch cho event, các hoạt động cần có miễn sao đạt được mục tiêu đề ra.

Nói cách khác, thay vì được giao task nào nhận task đó, giờ đây bạn sẽ có quyền chủ động đề xuất những ý tưởng mới để thu hút chú ý của khách hàng. Để làm được điều này đòi hỏi bạn phải biết quản lý và phối hợp các kỹ năng để đạt hiệu quả.

Trong đó, kỹ năng giao tiếp, teamwork, sử dụng công cụ công nghệ, phân phối thời gian là tối quan trọng.

Đọc thêm: Cách Làm Nổi Bật CV Của Marketing Executive

2. Về kỹ năng cốt lõi

Tham gia vào tất cả các hoạt động marketing với mục tiêu cuối cùng là bán được hàng, kỹ năng cốt lõi của một Marketing Executive là phân tích dữ liệu trả về từ các hoạt động marketing/bán hàng từ đó đưa các hoạt động marketing phù hợp.

Và để có thể ‘nhìn số ra hành động’, Marketing Executive phải nắm rõ đặc điểm của các công cụ, các kênh marketing mà công ty đang sử dụng.

Ví dụ, làm Marketing Executive cho một công ty du học không chỉ hỗ trợ công ty trong việc tổ chức event ngày hội tuyển sinh, Marketing Executive còn phải biết về nội dung (website, fanpage, email, quảng cáo, event banner…), trải nghiệm của người dùng trên website, tối ưu SEO/SEM cũng như những xu hướng truyền thông trên social media.

Tóm lại là MỘT NGƯỜI BIẾT NHIỀU VIỆC.

Công ty nhỏ thì tự làm, công ty có điều kiện thì biết để manage team bên ngoài. Bên cạnh đó, vì một lúc phải nắm rõ nhiều dạng chuyên môn (và việc mạnh về chuyên môn lại phụ thuộc vào từng loại hình công ty).

Marketing Executive muốn đi xa, đi đường dài thì ngoài chuyện nắm rõ công cụ, Marketing Executive cần trang bị cho mình những lý thuyết cơ sở của marketing (nghiên cứu thị trường, quyết định mua hàng, nhu cầu, vòng đời sản phẩm…).

Nghe đến đây bạn có thể sẽ choáng váng với workload của dân marketing. Đừng hoang mang.

Khoá học HANDS-ON MARKETING sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn để bước vào ngành marketing nhiều chông gai nhưng phần thưởng cũng rất xứng đáng – cả về thu nhập lẫn cơ hội thăng tiến. Điền form đăng ký ngay để AIM liên hệ tư vấn chi tiết cho bạn.