Media Là Làm Gì Hiện Nay?

Bạn muốn biết Media là gì và cách thức làm nghề này như thế nào? Bạn đang quan tâm đến lĩnh vực Media trong Marketing và Communication? Với nhu cầu nhân sự ngày càng tăng, Media là một ngách đầy tiềm năng và quan trọng.
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Bạn muốn biết Media là làm gì, và cách thức làm nghề này như thế nào? Bạn đang quan tâm đến lĩnh vực Media trong Marketing và Communication? Với nhu cầu nhân sự ngày càng tăng, Media là một ngách đầy tiềm năng và quan trọng. 

Đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá nghề Media với AIM Academy qua bài viết sau đây. 

I. Tổng quan về Media

1. Media là gì?

Định nghĩa của media và hoạt động của media

Media là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ đến tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng, bao gồm các kênh truyền thông như báo chí, truyền hình, phim ảnh, âm nhạc và các phương tiện truyền thông kỹ thuật số như Internet và các nền tảng truyền thông, mạng xã hội.

Trong thực tế, Media có những loại hình như: Traditional media, Print media, Electronic Broadcasting media, Outdoor media, Transit media, Digital Media

Media có thể được sử dụng để truyền tải thông tin, giáo dục, giải trí, marketing, quảng cáo kinh doanh và nhiều mục đích khác.

Nó đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại, ảnh hưởng đến các khía cạnh của đời sống, từ chính trị và kinh tế cho đến văn hóa và xã hội.

Chính vì thế Media dù làm trong phạm vi lĩnh vực Marketing & Communication nhưng sẽ có sức ảnh hưởng đến một số khía cạnh khác và cần phải xem xét tiêu chuẩn chung của cộng đồng tránh phản cảm và tuân thủ Pháp luật.

2. Media làm gì?

Làm việc trong lĩnh vực media có thể đề cập đến nhiều công việc khác nhau, tùy thuộc vào chuyên ngành và lĩnh vực mà người đó đang làm việc. Dưới đây là một số ví dụ về các công việc trong lĩnh vực media:

  • Nhà báo: Tìm hiểu, viết và đăng tải các bài báo, tin tức, phân tích và bình luận trên các phương tiện truyền thông.
  • Biên tập viên: Chỉnh sửa và phê duyệt nội dung trên các phương tiện truyền thông, đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy và sự hấp dẫn của các nội dung.
  • Nhà sản xuất truyền hình: Tạo ra các chương trình truyền hình, đảm bảo tính phù hợp với đối tượng khán giả và sự hấp dẫn của chương trình.
  • Quay phim và sản xuất video: Quay phim, sản xuất và chỉnh sửa video để tạo ra các sản phẩm truyền thông, bao gồm video quảng cáo, phim tài liệu, video giáo dục và nhiều sản phẩm khác.
  • Tiếp thị truyền thông: Thiết kế và triển khai các chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, bao gồm cả quảng cáo trên mạng xã hội, truyền hình, báo chí và các phương tiện khác.
Một số ví dụ về các công việc trong lĩnh vực media

II. Nghề Media trong lĩnh vực Marketing và Communication

Chúng ta chỉ tập trung vào nghề Media trong lĩnh vực Marketing & Communication từ đoạn này đến hết bài nhé. 

1. Vai trò của Media.

  • Trong lĩnh vực Marketing, Media thường được sử dụng để lên kế hoạch định hướng chiến lược cho nhãn hàng, thực hiện các chiến dịch quảng cáo trên nhiều kênh khác nhau.
  • Trong lĩnh vực Communication, media thường được sử dụng để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng, cổ đông và nhân viên.

Hiện nay, sự phát triển của các nhãn hàng ngày càng nhanh, từ công ty đa quốc gia đến doanh nghiệp nhỏ lẻ. Khách hàng sử dụng digital ngày càng nhiều và họ sử dụng cùng lúc nhiều phương tiện truyền thông hơn (gọi là cross screen consumption).

Chính vì thế mà Media là một vị trí mắt xích kết nối không thể thiếu giữa nhãn hàng – người tiêu dùng. Đặc biệt là Media trong lĩnh vực Digital Marketing.

Khi được chọn hãy dùng 3 tính từ mô tả nghề Media trong lĩnh vực Marketing & Communication AIM sẽ chọn 3 từ sau:

  • Quan trọng: Media là một phần không thể thiếu trong chiến lược Marketing hiện đại, nó giúp kết nối doanh nghiệp với khách hàng thông qua nhiều kênh truyền thông khác nhau.
  • Đa dạng: Media là một lĩnh vực rộng lớn và đa dạng với nhiều hình thức khác nhau, từ truyền hình, tạp chí, đến mạng xã hội và quảng cáo trực tuyến.
  • Tiềm năng: Media là một ngách đầy tiềm năng với sự phát triển không ngừng, cung cấp nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn có hứng thú và đam mê với nó. 

2. Môi trường làm việc của Media.

Media thường là bộ phận có mặt ở: client – publisher – media agency.

Media thường là bộ phận có mặt ở: client –  publisher – media agency nhưng tính chất công việc mỗi nơi tương đối khác nhau
  • Client

Là người cần media để lan tỏa thông điệp ví dụ như công ty về làm đẹp, thời trang, tiêu dùng nhanh. 

Media làm ở công việc ở Client có khi không có phân chia rạch ròi. Tùy vào quy mô và ngân sách công ty mà nghề media thường được biết với những chức danh khác nhau như chuyên viên quan hệ báo chí, chuyên viên chạy quảng cáo Facebook, Google…

  • Publisher

Là bên sở hữu các kênh media, ví dụ như các trang báo online về kinh tế, giải trí, tài chính, các chủ sở hữu truyền thông tại quảng trường Thời Đại Times Square. 

Công việc của dân media thường là sales – bán slot quảng cáo hoặc account – người tiếp nhận project từ sales và tiếp tục follow-up khách hàng trong quá trình chạy.

  • Media agency

Đóng vai trò như một bên trung gian giúp client chọn được kênh quảng cáo thích hợp từ các publisher và còn rất nhiều dịch vụ khác.

Media agency, bạn có thể sẽ thấy 2 vị trí phổ biến đó là:

Media planner: chịu trách nhiệm research, chọn kênh và lên kế hoạch dựa trên số liệu và ngân sách để đạt được KPI đặt ra.

Media execution: thiên về hiện thực hóa kế hoạch mà planner đề ra. Với các kênh truyền thống, nhiệm vụ của media execution sẽ là thương thảo và đặt quảng cáo trên TV, báo, đài , billboard… Nếu campaign hoạt động trên các kênh digital, media execution lại là người trực tiếp set-up và tối ưu hiệu quả từng kênh social media, display ad, SEM…

Làm media, đa phần bạn sẽ làm cho 3 bên này và tính chất công việc tương đối khác nhau.

3. Nền tảng đặc thù của Media

Bên cạnh đó, bạn cần phải phân biệt ba khái niệm owned media, paid media, và earned media. Bởi vì mỗi loại media này đều có các đặc tính và sử dụng chiến lược khác nhau.

  • Owned media

Đây là các nội dung/tài sản mà doanh nghiệp sở hữu, quản lý và kiểm soát hoàn toàn, ví dụ như website, blog, fanpage trên mạng xã hội, email marketing, hay các kênh truyền thông khác. 

Do tự sở hữu và kiểm soát, doanh nghiệp có thể linh hoạt thay đổi nội dung, tối ưu hóa và chủ động quản lý thông tin gửi đến khách hàng.

  • Paid media

Đây là các hình thức quảng cáo trả tiền để đưa thông điệp đến khách hàng mục tiêu. Ví dụ như quảng cáo trên Google, Facebook Ads, YouTube Ads, quảng cáo trên báo, tạp chí online, v.v.

Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận được với một số lượng lớn khách hàng tiềm năng, đặc biệt là khi khách hàng chưa biết đến sản phẩm hoặc thương hiệu của doanh nghiệp (trong marketing thường gọi là tăng awareness)

  • Earned media

Đây là các nội dung, thông tin được đăng tải trên các kênh truyền thông mà không phải trả tiền. Nội dung “sản xuất” bởi chính khách hàng thường tạo cảm giác đáng tin hơn so với Paid hoặc Owned Media. Earned media có thể giúp tăng độ tin cậy và uy tín của thương hiệu, đồng thời cũng là một cách để tiết kiệm chi phí quảng cáo.

Việc nắm rõ đặc thù của các nền tảng owned media, paid media và earned media giúp cho người làm media có thể xác định các chiến lược phù hợp với từng loại media và kết hợp chúng để đạt được hiệu quả tối ưu.

Bên cạnh đó, 3 nền tảng đặc thù trên không thực sự tách biệt về cách chúng vận hành.

Ví dụ như bạn có một fanpage đang tổ chức event cho một sản phẩm/dịch vụ, đó được xem là owned media, các member tham gia comment, tag nhau nêu trải nghiệm thì đó gọi là earned media. 

Đọc thêm: Truy Tìm Chân Dung Một Media Planner/Buyer Executive Qua Chiếc CV

Ba nền tảng owned media, paid media, và earned media có đặc tính và sử dụng chiến lược khác nhau

Ví dụ: một bạn K làm Media đang giữ chức vụ Media execution, tại một công ty client tên N chuyên về mảng làm đẹp, bán các sản phẩm dưỡng da & trang điểm. Vậy bạn ấy sẽ có những đầu việc như sau

Công ty N có website về blog để chia sẻ những kiến thức về dưỡng da. Đây là nội dung/tài sản cá nhân 100% của công ty nên gọi là Owned media. 

Với blog trên website, trước khi sản xuất ra content chất lượng. Bạn K sẽ phải đi research, sử dụng các tool để tạo ra bộ từ khoá đáp ứng tiêu chí có volume cao, KD vừa phải, long-tail hay short-tail keyword,…

Sau khi có content hoàn chỉnh để được hiển thị trên trang nhất tìm kiếm Google, bạn K làm media tiếp tục sử dụng các chiến lược SEO để tăng độ tin cậy của trang web trong mắt google, tăng lượng truy cập vào blog để lan tỏa thông điệp của công ty đến consumer,… 

Ngoài trang blog, website còn có trang bán hàng trực tuyến thì K sẽ thực hiện các việc như tối ưu hình ảnh sản phẩm, tối ưu mục tìm kiếm sản phẩm, tối ưu trang thanh toán,…

Công ty N có thêm fanpage trên Facebook, tuy nó thuộc quyền sở hữu, tài sản của công ty nhưng chỉ tầm 80% vì công ty phải tuân thủ các nguyên tắc của Facebook, nếu vi phạm có thể bị sập fanpage.

Lúc này công ty N có một sản phẩm vừa tốt, giá rất hời cần được nhiều user biết đến chương trình hơn. Thì fanpage sẽ cần chạy quảng cáo Facebook lúc này gọi là Paid media.

Team copywriter đã viết sẵn những mẫu nội dung quảng cáo tinh gọn với những câu CTA thu hút. Bạn K làm media sẽ rành về chạy chiến dịch quảng cáo trên Fb, tệp Interest, Retargeting, Lookalike nên setup như thế nào để chiến dịch đem về objective như plan,…

Còn về earned media, là việc mà khách hàng sẽ tự tay làm khi họ comment, chia sẻ trải nghiệm mua hàng chính hãng giá rẻ tại công ty N. Đôi khi làm media cũng cần sử dụng chiến lược “seeding” phù hợp để kích thích user. 

Còn làm Media ở Agency sẽ như thế nào? Mời bạn đọc bài viết này: Media Agency Là Gì Và Tầm Quan Trọng Của Media Agency

III. Những tiêu chí để làm Media trong lĩnh vực Marketing.

1. Kiến thức về marketing

Bạn cần nền tảng tốt hiểu sâu – làm đúng về marketing và digital marketing. Khóa học Hands-on Marketing được thiết kế riêng để hỗ trợ đắc lực cho bạn. 

2. Tư duy sáng tạo

Để tạo ra những chiến lược quảng cáo mới mẻ và độc đáo, bạn cần phải có tư duy sáng tạo, luôn đặt ra các ý tưởng mới và khác biệt để thu hút sự chú ý của khách hàng tăng khả năng cạnh tranh.

3. Hiểu về các phương tiện truyền thông

Bạn cần phải nắm rõ các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, cách nó vận hành, đặc điểm của các bên sở hữu các phương tiện truyền thông này như Google, báo online,..

4. Kỹ năng tạo quảng cáo

Những tiêu chí để làm Media trong lĩnh vực Marketing

Bạn cần biết cách thiết kế và phát triển các chiến lược quảng cáo, visual marketing, đưa ra các yếu tố quan trọng một cách bắt mắt để thu hút khách hàng và định hướng mục tiêu của quảng cáo.

5. Kiên trì và cầu tiến

Là một chuyên viên media, bạn sẽ phải làm việc với nhiều người khác nhau, đôi khi gặp phải những thách thức khó khăn. Do đó, bạn cần phải có khả năng kiên trì và cầu tiến, tìm kiếm giải pháp và cải thiện kỹ năng của mình.

6. Kỹ năng quản lý dự án

Bạn cần phải có khả năng quản lý thời gian và các dự án, đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.

7. Kỹ năng phân tích

Bạn cần phải có khả năng phân tích dữ liệu, đánh giá hiệu quả của các chiến lược quảng cáo đã phát hành và đưa ra các điều chỉnh cho chiến lược quảng cáo trong tương lai.

8. Kỹ năng thuyết trình

Khi tham gia các cuộc họp, bạn cần tự tin trình bày ý tưởng một cách thuyết phục và chạm cảm xúc nhưng không lan man.

IV. Cơ hội nghề nghiệp của nghề Media trong lĩnh vực Marketing và Communication

Trong thực tế, có thể có sự chồng chéo giữa 2 lĩnh vực Marketing và Communication và các kỹ năng của nghề Media có thể được sử dụng trong cả hai.

Vì vậy, cơ hội nghề nghiệp của nghề Media trong Marketing và Communication đôi khi có thể tương đồng và có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí và yêu cầu công việc cụ thể.

Media là một bộ phận không thể thiếu trong các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nhất là các công ty Agency, công ty đa quốc gia,.. Với nhu cầu ngày càng tăng của doanh nghiệp về việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm, nghề Media trở thành một trong những ngành nghề có nhiều cơ hội việc làm và rất tiềm năng.

Cơ hội nghề nghiệp của nghề Media trong lĩnh vực Marketing và Communication

Có thể ban đầu, bạn không có định hướng đường dài cho nghề Media nhưng đây là một nghề có lộ trình thăng tiến rất tốt khi bạn đã tích lũy đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và trải nghiệm thì bạn có thể đi lên các vị trí cao hơn hoặc các công ty cần một người làm Media có trình level cao. 

Một người làm Media trong thời đại Digital như hiện nay thì AIM khuyến khích các bạn nên tự tích hợp cho bản thân sự đa nhiệm, đó vẫn là tài sản cá nhân của bạn và giúp bạn đạt được những mức lương/đãi ngộ cao hơn.

Nếu bạn lướt qua các trang tuyển dụng sẽ thấy 80% khối lượng công việc của người làm media là thiên về thực thi, thực chiến. Bởi vậy nếu mới ‘chập chững’ vào nghề, bạn phải hiểu nền tảng trước đã, bạn nên vừa làm vừa học cùng lúc thì mới theo kịp tiến độ của nghề.

Và Media Execution là vị trí giúp bạn bổ sung những trải nghiệm mà bạn sẽ ít có được nếu chỉ nghiên cứu sách vở hay ngồi trên ghế nhà trường.

V. Trở thành người làm Media trong lĩnh vực Digital Marketing chuyên nghiệp

Trong lĩnh vực rộng lớn Marketing & Communication thì ngách Digital marketing đang rất được săn đón. AIM sẽ cung cấp cho bạn những điều cần thiết để trở thành chuyên viên Media chuyên nghiệp.

1. Kiến thức chuyên môn về Digital Marketing

Bạn cần biết sâu hơn về ngách này, học từ các chuyên gia trong ngành là một trong những cách giúp bạn biết nhanh và chuẩn xác nhất và bạn cần trau dồi mỗi ngày vì xu hướng trên Digital 

2. Mindset

Khi làm Digital Marketing, bạn sẽ tập trung hơn vào khách hàng khi họ là một user trên mạng Internet thì họ sẽ có hành vi, quy trình tìm kiếm và mua hàng, suy nghĩ và thói quen của user. 

3. Thiết kế chiến lược truyền thông Digital

Những điều cần thiết để trở thành người làm Media trong lĩnh vực Digital Marketing chuyên nghiệp

Dựa trên nghiên cứu thị trường, các chuyên viên Media phải thiết kế chiến lược truyền thông số phù hợp với mục tiêu kinh doanh và yêu cầu của doanh nghiệp. Điều này bao gồm xác định các đối tượng khách hàng tiềm năng, lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp và định hình các thông điệp quảng cáo để thu hút sự chú ý của khách hàng.

4. Xây dựng và quản lý các chiến dịch quảng cáo trực tuyến

Các chuyên viên Media phải đảm bảo rằng các chiến dịch quảng cáo trực tuyến đạt được hiệu quả cao nhất thông qua việc xây dựng, triển khai và quản lý các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng truyền thông số như Google Ads, Facebook Ads, Youtube và các nền tảng khác như các sàn thương mại điện tử.

5. Sản xuất content truyền thông số

Để tạo sự quan tâm và tăng khả năng tương tác của user, các chuyên viên Media phải sản xuất nội dung truyền thông số đa dạng và chất lượng cao, bao gồm hình ảnh, video, bài viết blog và nội dung cho trang web.

6. Đánh giá và đo lường hiệu quả

Các chuyên viên Media phải đánh giá và đo lường hiệu quả của các chiến dịch truyền thông số để tối ưu hóa chiến lược và đưa ra các phương án cải tiến.

7. Quản lý ngân sách và chi phí cho các chiến dịch quảng cáo trực tuyến

Phân bổ chi phí theo sự chỉ đạo của cấp trên và cập nhật nhanh những thay đổi để cấp trên đưa ra quyết định kịp thời khi bạn chưa được phân quyền tự quyết. 

Hiện nay, AIM Academy có tới 6 khoá học trong lĩnh vực Digital Marketing là đủ để bạn biết đây chính là xu hướng của thời đại mới.

Đứng ở góc độ là một người làm nghề Media và tham khảo chia sẻ của những tiền bối trong ngành thì AIM gợi ý bạn 4 khoá sau:

AIM luôn khuyến khích bạn hãy tìm tiểu trước thông tin của từng khoá và khi cảm thấy nội dung khóa học nào phù hợp với bạn nhất thì AIM sẽ tư vấn chi tiết hơn cho bạn nhé.