Event Proposal - 3 Yếu Tố Để Bán Idea Thành Công

Proposal không còn lạ lẫm với các bạn làm agency. Để bán được ý tưởng, bạn phải quyết tâm “lên núi đao xuống biển lửa” để nhận được cái gật đầu của khách hàng. Nhưng chỉ mang tinh thần đó đến buổi “pitching” cùng hàng chục đối thủ thì liệu có ổn? AIM gút lại một vài bí kíp cho bạn giắt túi mang đi đánh trận đây.
Creative Communication

Nội dung bài viết

Proposal không còn lạ lẫm với các bạn làm agency. Để bán được ý tưởng, bạn phải quyết tâm “lên núi đao xuống biển lửa” để nhận được cái gật đầu của khách hàng. Nhưng chỉ mang tinh thần đó đến buổi “pitching” cùng hàng chục đối thủ thì liệu có ổn? AIM gút lại một vài bí kíp cho bạn giắt túi mang đi đánh trận đây.

Tại buổi tốt nghiệp lớp Event Management, các bạn học viên đã vào vai “người đi bán idea” để trình bày và thuyết phục giảng viên khó tính. Họ đã trải qua thử thách khó khăn này và tốt nghiệp thành công.

Sai lầm chung của cả 3 nhóm trong buổi thuyết trình là: Không đưa lý do tại sao chọn concept và mang đến một sự kiện không có nốt thăng trầm, không có điểm nhấn nào để lại ấn tượng.

Vậy giảng viên đã có nhận xét gì cho các nhóm khắc phục? Dưới đây là 3 yếu tố AIM đã đúc kết từ nhận xét của giảng viên để đánh giá một buổi thuyết trình thành công:

I. ‘Big Idea’ cần có cơ sở!

Có nhiều cách thức để tổ chức một sự kiện, nhưng làm sao để chọn cho phù hợp và nhận được cái gật đầu của khách hàng? Để có được lời đồng ý từ khách hàng, bạn cần đưa ra được lý do tại sao chọn hướng đi đó cho sự kiện của client.

Vướng vào lỗi không có cơ sở khi chọn tên concept cho sự kiện “Đi để Yêu”, nhóm 2 lúng túng khi giảng viên đặt câu hỏi “Ý định của nhóm khi chọn cái tên concept này là gì”.

Tên concept cũng như lời nhắn nhủ của doanh nghiệp đến những người tham dự event. Nó quyết định việc người xem có muốn đến sự kiện hay không. Không giải thích được lý do chọn tên không khác nào “đào hố chôn con”.

Khi lắng nghe agency trình bày ý tưởng, khách hàng thường có xu hướng đặt câu hỏi tại sao cho mọi vấn đề để hiểu một cách tường tận. Vì client là người bỏ tiền ra, họ sẽ muốn biết vì sao họ nên đầu tư cho proposal của bạn. Họ càng tò mò nhiều chứng tỏ họ càng thích thú với idea của bạn. Và nếu câu trả lời của bạn càng có cơ sở thì xác suất “thắng trận” càng cao.

Có nhiều yếu tố bạn cần chú tâm để có một big idea vừa sáng tạo vừa đúng đường hướng.

  • Cách bạn đã lên chiến dịch có dựa vào mục tiêu project hay khách hàng mục tiêu chưa?
  • Bạn đã xem các chiến dịch truyền thông đang diễn ra cùng thời điểm, họ đang nói gì chưa?
  • Liệu project bạn đang nhận có nằm trong một IMC campaign nào không?

Suy nghĩ thật kỹ những câu hỏi trên cũng là cách để bạn có big idea ‘gần mặt đất’ đấy.

II. Key moment là yếu tố sống còn!

event proposal - 3 yếu tố để bán idea thành công

Key moment – Điểm nhấn sáng tạo là chìa khóa đẩy không khí event lên mức cao trào nhất.

Nó là thứ khiến khách hàng nổi da gà và quyết định phải mua bằng được ý tưởng đó. Key moment có thể là bất cứ cái gì: một màn trình diễn của ca sĩ, một chương trình rút thăm trúng thưởng, một phần quà bất ngờ…

Trong buổi tốt nghiệp, nhóm 1 đã mắc phải lỗi này khi dự định tổ chức sự kiện ra mắt toà chung cư cao cấp nhưng cả bài thuyết trình không bật lên một điểm sáng nào.

Giảng viên có nhận xét “bài của nhóm thiếu một điểm wow để bật lên cái kế hoạch mà nhóm mang đến”. Trong nghề event, cùng một project, cùng một template thì sẽ có bấy nhiêu cách thức tổ chức thôi. Lúc này, điểm sáng cho bài proposal của bạn sẽ là cái key moment trong event bạn mang đến đấy.

Tạo “điểm sáng” trong event là thứ nghe dễ nhưng làm khó.

Bạn đã từng tham dự qua bao nhiêu sự kiện rồi? Khoảnh khắc nào trong những event đó khiến bạn ấn tượng khó phai?

Không có một cách làm cụ thể nào để tạo key moment, nó dựa vào kinh nghiệm và sức sáng tạo của bạn. Nhưng bạn cần biết, key moment phải phù hợp với tổng thể chương trình và ngân sách khách hàng nhé.

Đọc thêm: “Săm soi” chiếc CV của một Event Organizer – Người tổ chức sự kiện

III. Nhấn mạnh lợi ích khách hàng đạt được

Khách hàng không tổ chức một sự kiện chỉ để phô trương với thiên hạ hay nhận vài tiếng vỗ tay hoành tráng. Một sự kiện được tổ chức đều hướng đến mục tiêu kinh doanh nhất định. Mục tiêu dài hạn có thể để tăng nhận biết thương hiệu. Mục tiêu ngắn hạn có thể là tăng doanh số bán hàng hoặc lượng thông tin người dùng mà khách hàng để lại.

Có lẽ đây là một thiếu sót khá lớn của cả ba nhóm khi không đề cập đến lợi ích mà khách hàng có được.

Vậy làm thế nào để bạn đưa lợi ích vào buổi proposal một cách tự nhiên? Thật ra, mọi kế hoạch không hoàn hảo, sẽ luôn có những trục trặc. Vậy thì “đơn giản hoá mọi việc” đi. Bạn chỉ cần đưa lợi ích khớp với ngân sách của khách hàng.

Bạn cần nói ngắn gọn và thành thật yếu tố lợi và hại khi họ mua ý tưởng của bạn. Từ đó, chuyện đàm phán giữa hai bên sẽ trở nên gần gũi và dễ dàng hơn.

Template proposal trên mạng đầy rẫy. Thế nhưng chỉ những điều cơ bản thì không đủ để bạn được cọ xát thực tế. AIM tin rằng việc “học đi đôi với hành” thì kiến thức mới trở thành kinh nghiệm. Bạn hoàn toàn có thể học cách xây dựng một proposal thuyết phục từ các giảng viên hàng đầu trong khóa event tại AIM:

  • Anh Đào Duy Thiện Bảo – Project & Event Manager, Legato Entertainment
  • Anh Trần Khôi Nguyên – Senior Account Manager, TBWA Group Việt Nam
  • Anh Lê Huy Quốc – Event Director, Metan Việt Nam
  • Anh Trần Văn Sơn – Account Manager, TBWA Group Việt Nam

Một công việc tốt, một môi trường làm việc năng động, một mức thu nhập cao hơn là những gạch đầu dòng thường thấy của nhiều marketer trong năm mới. Nhưng nói suông liệu có đủ? Chương trình ưu đãi lớn nhất mùa cuối năm của AIM sẽ đồng hành cùng bạn biến quyết tâm thành hiện thực. 

Điền form đăng ký về khoá EVENT & ACTIVATION MANAGEMENT ngay để AIM tư vấn phù hợp theo mục đích của bạn