3 Bài Học Vỡ Lòng Cho Người Thích Digital Marketing!

Chưa học bò chớ lo học chạy! Digital cũng vậy, ham nâng cao mà không vững nền tảng, bạn sẽ va vấp trầy trật ngay thôi. Cùng ‘test’ thử kiến thức bản thân với 3 câu hỏi căn bản về digital nhưng lại ‘đánh gục’ không ít học viên lớp Digital Platform Management dưới đây nhé!
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Chưa học bò chớ lo học chạy! Digital cũng vậy, ham nâng cao mà không vững nền tảng, bạn sẽ va vấp trầy trật ngay thôi. Cùng ‘test’ thử kiến thức bản thân với 3 câu hỏi căn bản về digital nhưng lại ‘đánh gục’ không ít học viên lớp Digital Platform Management dưới đây nhé!

I. Digital marketing thuộc P nào trong mô hình 4Ps?

Câu trả lời đúng chính là Promotion. Cụ thể thế nào, cùng tìm hiểu qua sự chuyển dịch của 3 mảng chính trong ‘Promotion’ khi có sự can thiệp của digital marketing nhé:

digital marketing thuộc chữ P nào trong mô hình 4P

1. Digital direct marketing

Không chỉ là việc đưa thư quảng cáo đến tận nhà như truyền thống, các hình thức Direct Marketing trở nên đa dạng hơn bao giờ hết với sự can thiệp từ digital. Những hình thức này bao gồm việc tiếp cận khách hàng qua các công cụ kỹ thuật số online lẫn offline, như gửi tin nhắn qua điện thoại, gmail, messenger và hàng tá ứng dụng trò chuyện khác…

2. PR (public relation)

Nếu PR truyền thống chỉ chủ yếu là các hoạt động offline, thông điệp trên các phương tiện truyền thông đại chúng thì digital PR phủ đều ở rất nhiều kênh Internet, cụ thể là mạng xã hội, báo online, forum, blog,…

Hơn nữa, không chỉ xoay quanh sự ‘lăng-xê’ từ những người nổi tiếng, digital PR còn đánh mạnh vào Micro influencer – những người có tầm ảnh hưởng về một lĩnh vực nào đó trên mạng xã hội, có kha khá follower và thường xuyên tương tác với họ.

3. Advertising

Khi quảng cáo truyền thống chỉ gói gọn quanh clip qua TV, bài viết trên báo giấy, tờ rơi,… thời đại digital đánh dấu sự bùng nổ của quảng cáo hiển thị Display ads (banner, gif, video quảng cáo trên các website) và quảng cáo tìm kiếm (SEO) như Google search.

Hình thức quảng cáo này còn có thể giúp bạn tương tác trực tiếp với người xem và chọn lựa ngữ cảnh xuất hiện phù hợp cho từng nhóm đối tượng.

Tóm lại, digital marketing thuộc về “Promotion” và đã gây một cuộc cách mạng trong việc đa dạng và tối ưu hóa các hình thức tiếp cận khách hàng. Là marketers thời 4.0, bạn tốt hơn là nên hiểu và áp dụng yếu tố digital vào chiến lược marketing của mình nếu không muốn sản phẩm bị lãng quên nè!

II. Đâu là những key players (nhân tố chính) của một chiến dịch digital marketing?

Đâu là những key players (nhân tố chính) của một chiến dịch digital marketing

Nếu ví người tiêu dùng là crush, thì nguyên hành trình khiến khách hàng mua sản phẩm của bạn sẽ là quá trình bạn ‘cưa đổ’ crush của mình, quá trình đó có sự tham gia của các bên:

1. Client

Khởi nguồn của một chiến dịch digital chính là Client cùng thương hiệu của họ. Từ mục tiêu kinh doanh, Client sẽ đưa ra brief về cơ hội và thách thức của thương hiệu. Trong suốt quá trình chạy campaign, Client cùng agency hoặc team in-house lại sẽ tương tác liên tục để đo lường hiệu quả của các hoạt động và đưa ra điều chỉnh khi cần thiết.

2. Creative

Đội ngũ Creative sẽ nhận brief của Client để ‘brainstorm’ ra ý tưởng cho chiến dịch, bao gồm big idea, thông điệp chính brand muốn truyền tải,…từ đó quyết định những hoạt động để truyền tải thông điệp cũng như các bài viết, hình ảnh quảng bá xuyên suốt campaign.

3. Media

Nếu như bên Creative đã quyết định việc ‘nói gì’ thì đội ngũ Media sẽ chốt việc ‘nói qua phương tiện nào’. Cụ thể thì bên Media sẽ làm khâu chọn lọc các kênh truyền thông phù hợp, xác định thời điểm, phân bổ ngân sách hợp lý để truyền tải thông điệp đến khách hàng.

3. Third-party tracking

Là nhà cung cấp dịch vụ đo lường hiệu quả của chiến dịch, bao gồm sự đón nhận của khách hàng với thương hiệu, sản phẩm cùng kết quả thực tế của các kênh chạy quảng cáo. Từ những kết quả đo lường này, những key players còn lại sẽ cân nhắc điều chỉnh nội dung, thay đổi phương tiện truyền thông để tối ưu hóa ngân sách của chiến dịch.

Tóm lại, Client ra đề, Creative team tìm big idea, Media triển khai theo kế hoạch và Third party tracking đo lường hiệu quả.

Chinh phục khách hàng được hay không tùy thuộc vào hiệu quả làm việc của 4 ‘ông lớn’ này nhé!

Đọc thêm: Đã Làm Digital Plan Thì Phải Xác Định Đúng Must-Win-Channel!

III. Trong một chiến dịch digital marketing, đặt KPIs thế nào cho hợp lý?

KPIs không phải đặt tùy tiện. Chính xác thì, muốn nhắm được những Objectives hiệu quả, Client phải phân tích từ Customer journey của mình.

  • Tùy vào việc muốn đánh mạnh vào giai đoạn nào của Customer journey, Client sẽ đưa ra những mục tiêu lớn (Objectives) của chiến dịch.
  • Sau đó sẽ đến khâu xác định metrics (những chỉ số – phù hợp để đo lường hiệu quả chiến dịch)
  • Cuối cùng là đề ra KPIs – số lượng cụ thể muốn đạt được trong từng chỉ số.

Ở bài viết này, các bạn có thể tham khảo metrics và KPIs dựa theo từng giai đoạn của một Customer journey điển hình nhất:

metrics và KPIs dựa theo từng giai đoạn của một Customer journey điển hình nhất:

Tất nhiên, không thể chỉ dựa vào 1 bảng số liệu để xác định Objectives và lên KPIs phù hợp cho một digital campaign. Bạn còn cần phải tìm hiểu, học hỏi nhiều để nắm rõ các channel phù hợp, cách thức sử dụng các công cụ tracking số liệu và vô vàn những nền tảng khác nữa.

Hoang mang vì hiểu biết của mình quá nhỏ so với khối lượng kiến thức digital khổng lồ? Khóa DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT có thể giúp bạn.

Thoải mái làm Marketing mà không bị ngăn cản bởi bởi hạn chế về digital với khóa học được thiết kế bởi những Director kỳ cựu. Cụ thể, tham gia khóa học, bạn sẽ được:

  • Hiểu biết tổng quan cùng những công cụ quan trọng của digital.
  • Làm quen với nền tảng media để tự tin ứng dụng trong hoạch định kế hoạch media.
  • Thấu hiểu và vận dụng các kênh xã hội để giao tiếp hiệu quả với khách hàng.
  • Đón đầu những xu thế digital marketing của thời đại mới.

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết cho bạn!