Phỏng Vấn Là Cuộc Chơi Tâm Lý...

Bạn vẫn muốn tìm kiếm thêm những ‘câu thần chú’ khác giúp bạn tự tin hơn trong cuộc chơi gửi CV và phỏng vấn? Bạn cần tìm những phương pháp để thấu hiểu bản thân mình, từ đó, xác định được lĩnh vực phù hợp cho bản thân? Hãy tham khảo ngay khoá Soft Slills với sự tham gia của các giảng viên là các chuyên gia hàng đầu trong ngành marketing tại đây.
Marketing Management

Nội dung bài viết

Nơi chiến thắng thuộc về người có sự chuẩn bị đầy đủ và chu đáo…

các yếu tố cần có cho việc phỏng vấn việc làm'

Phỏng vấn thực ra không quá khó nếu bạn hiểu mục đích đằng sau nó.

Sau khi nhận về số lượng CV khổng lồ và chọn ra một vài bộ hồ sơ cho thấy sự cẩn thận, tỷ mẩn và mong muốn làm việc, phỏng vấn là dịp để nhà tuyển dụng hiểu bạn hơn, tất nhiên, cũng là cơ hội để bạn hiểu về công ty hơn.

Và vì là dịp để gặp gỡ và hiểu sự kỳ vọng của nhau, không có gì để bạn phải sợ sệt hay lo lắng khi bạn có sự chuẩn bị chu đáo.

Bài viết này, AIM sẽ gửi tới 3 hướng đẫn cơ bản để marketer tự tin nói chuyện với nhà tuyển dụng trong buổi gặp gỡ thân mật có tên phỏng vấn.

Những hướng dẫn này là một phần của Làm chủ kỹ năng viết CV và phỏng vấn – một trong các học phần rất quan trọng trong khoá Kỹ năng mềm (Soft Skills) tại AIM. 

I. Khoanh vùng – khoanh sao cho trúng?

những điều cần khoanh vùng chuẩn bị phỏng vấn

Dựa trên các hoạt động marketing mà bạn thấy qua các kênh online hoặc sự kiện. Là một marketer, chắc hẳn bạn luôn muốn được đầu quân vào những công ty có ngân sách lớn và hoạt động bài bản để có thể học hỏi và có cơ hội để tạo nên dấu ấn của mình.

Thông qua việc quan sát, bạn hoàn toàn có thể biết được quy mô các hoạt động marketing của công ty. Tất nhiên, điều này chỉ mang tính tương đối nhưng đây cũng là một cách không tồi để thu hẹp danh sách nơi làm việc trong mơ phải không nào?

Dựa trên quy mô nhân sự của công ty. Bạn có thể sử dụng linkedin hoặc fanpage để biết số lượng nhân sự hoặc những người đang làm việc. Từ đây, bạn hoàn toàn có thể follow họ trên facebook hoặc linkedin để biết được ai là người sẽ phỏng vấn mình nếu vượt qua vòng 1 của HR.

Bạn có thể chia các công ty thành 3 loại:

  • Loại nhỏ – rất cần người, dễ dàng nhận những người trái ngành hoặc chưa có kinh nghiệm.
  • Loại vừa – đang có nhiều dự án và cần tăng tốc – chỉ nhận những người vào làm được luôn.
  • Loại to – không phải ai cũng nhận nhưng có quy trình đào tạo bài bản. Phải biết công ty bạn nhắm tới thuộc loại nào để có tự kỳ vọng đúng mức.

Quan trọng nhất vẫn là dựa trên kinh nghiệm nổi bật nhất, kéo dài nhất và có liên quan nhất để vị trí mà bạn đang nhắm tới. Kinh nghiệm làm việc luôn là phần được chú ý nhiều nhất khi bạn gửi CV và đặc biệt, sự liên quan luôn là yếu tố đặt lên hàng đầu.

Vậy những bạn trái ngành và mới đi làm thì kiếm kinh nghiệm ở đâu? Bí kíp ở đây chính là nhìn lại tất cả những công việc bạn đã làm và tìm ra sự liên kết giữa chúng.

Ví dụ:

Bạn ứng tuyển cho vị trí marketing executive tại một nhãn hàng mỹ phẩm, vậy thì những năm tháng làm công việc đăng bài lên forum webtretho chắc hẳn giúp bạn hiểu insight của khác hàng là nữ, có gia đình và mê làm đẹp.

Bạn từng làm trade cho một nhãn hàng về sữa? Vậy thì những hiểu biết của bạn về nhà bán lẻ, đại lý chắc chắn sẽ giúp vị trí brand marketer có cơ sở để đưa ra các thông điệp hiệu quả…. Tất cả đều nằm ở sự khéo léo để ‘túm’ được những learning phù hợp với công việc mới.

Cuối cùng, hãy theo dõi trên các website tuyển dụng (hoặc fanpage công ty), đăng ký nhận email thông báo để nắm trong tay cơ hội sớm nhất.

II. Biết người rồi thì phải biết ta nữa

Thay vì ngồi tìm các bài viết về “10 cách trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng” hay 800 trang web có nguồn CV đẹp, tại sao bạn lại không ngồi lại và đọc kỹ về miêu tả công việc của mình?

ngồi lại và đọc kỹ về miêu tả công việc của mình trước khi nộp CV phỏng vấn

Một trong những lý do khiến rất nhiều bạn trẻ bị rớt khỏi vòng phỏng vấn chính là không hiểu công việc của chính mình.

Bạn có thể là lính mới, bạn có thể non kinh nghiệm, nhưng nhất quyết bạn không để thua cuộc vì chưa chuẩn bị kỹ. Hãy nhanh chóng lấy giấy bút và note lại những đầu việc tại vị trí mà bạn đang nhắm tới, tìm hiểu thêm về nó, hỏi han những anh chị đang làm nghề, thậm chí, bạn có thể gạch ra những đầu dòng để hỏi ngược lại nhà tuyển dụng về công việc của bạn.

III. Cuối cùng thì vẫn là hiểu mình!

tips cần hiểu rõ bản thân trước phỏng vấn

Hiểu rõ mình để biết rằng nếu mình nhảy việc, công việc mới phải giúp mình khắc phục những vấn đề mà mình cảm thấy không hài lòng ở công việc cũ.

1. Bạn nghỉ việc vì công việc cũ lương thấp, không tương xứng với công sức bỏ ra?

Vậy thì bạn phải nắm được mức trung bình cho vị trí mới, phải nắm được những điểm mình cần nhấn mạnh để deal được mức lương cao hơn.

Và tất nhiên, bạn phải biết quy mô công ty để biết rằng ngân sách cho nhân sự ở level của bạn chịu được tới đâu…

2. Bạn nghỉ việc ở công ty cũ vì cảm thấy sếp không hợp?

Vậy tại sao lại không chịu khó lên Facebook hay Linkedin để tìm hiểu một chút về sếp mới?…

Phỏng vấn là cuộc chơi và nếu bạn không chủ động nắm bắt, bạn sẽ thành người bị đưa đẩy. Và nếu để bị đưa đẩy thì chỉ có đẩy xuống thôi đó. Muốn đẩy lên, bạn cần đầu tư nghiêm túc cho kế hoạch tìm việc của mình.

Vẫn biết bạn có những điểm yếu. Nhưng việc của bạn là xoáy vào điểm mạnh, vào những gì bạn có, là phải ‘bán’ điều đó cho bằng được.

Bởi vì xét tới cùng, với các vị trí không đòi hỏi nghiệp vụ cao, nhà nhà truyển dụng sẽ tuyển người có thái độ tốt và training lại từ đầu.

Hiểu rõ công việc cũ, nắm được công việc mới, biết mình muốn gì, có sự chuẩn bị cẩn thận với cái mình muốn, không ai từ chối một ứng cử viên tiềm năng như vậy.

Để nhận những tin tức mới nhất từ AIM, bạn hãy để lại thông tin tại mục Nhận bản tin ở cuối trang AIM Academy nhé.