1001 Rối Rắm Lăn Tăn Được Gỡ Bỏ Tại Buổi Career Mentoring Đầu Tiên Tại AIM

Career Mentoring là chương trình “tham mưu” nghề nghiệp dành riêng cho học viên đăng ký trọn gói 03 khoá học Marketing, Digital và Soft Skills tại AIM. Không chỉ được dẫn dắt bởi các mentor kỳ cựu, các AIMer còn được ưu đãi lên tới 20% học phí nữa. Hãy xem chi tiết chương trình tại đây và inbox ngay với AIM để được tư vấn chi tiết nhé!
Marketing Management

Nội dung bài viết

Bạn làm gì vào sáng thứ 7? Thay vì ngủ nướng, các học viên tại AIM đã có một buổi sáng “no nê” bài học khi được trực tiếp trò truyện với các Mentor trong chương trình Career Mentoring.

Để giúp các bạn chưa có có cơ hội tham gia chương trình, AIM gửi tới bạn 3 chia sẻ hay nhất trong phần định hướng nghề nghiệp của anh Lam, anh Thuận và chị Diệu Anh. Hy vọng sẽ giúp được bạn giải được “bài toán” nghề nghiệp của mình.

I. Muốn “nhảy việc” khi chưa có nhiều kinh nghiệm ở vị trí đó, liệu có nên?

Đang làm việc tại một công ty thương mại điện tử, bạn Linh đang có ý định chuyển qua ngành quảng cáo sau khi học xong lớp Content Marketing tại AIM. Tuy nhiên, Linh rất băn khoăn về quyết định “rẽ lối đi ngang” của mình và mong muốn anh Lam cho lời khuyên hữu ích.

Thấu hiểu được mong muốn thay đổi để có cơ hội phát triển tốt hơn của các bạn trẻ giống Linh, anh Lam nghĩ rằng các bạn nên “gọi tên” được giá trị, động lực và năng lực của mình trước khi nghĩ đến chuyện thay đổi. Câu trả lời của anh được gói gọn trong một câu nói: “Trước khi mình xác định rõ mong muốn của bản thân mình, đừng vội thay đổi công việc“.

Về giá trị: Bạn sẽ chẳng thể có “nhiên liệu” để dấn thân nếu không tìm cho mình một giá trị rõ ràng. Việc bạn cần làm lúc này là gọi tên giá trị mà mình muốn theo đuổi, sau đó, sắp xếp thứ tự ưu tiên cho chúng để hệ thống chúng một cách rõ ràng.

Bởi vì trong cuộc sống, chúng ta thường muốn rất nhiều thứ. Có những cái tưởng rằng quan trọng, nhưng khi đối sánh lại với giá trị thì chúng sẽ chẳng còn quan trọng nữa.

Giá trị có thể là khả năng lãnh đạo và dẫn dắt người khác; có thể là khả năng sắp xếp hệ thống và tối ưu; lại cũng có thể là khả năng thích ứng nhanh bất chấp môi trường xung quanh…

Việc của bạn là ngồi lại, tìm giá trị mà mình theo đuổi dựa trên những việc bạn đã làm. Đây là cách tốt nhất để có những quyết định đúng khi thay đổi công việc.

Về động lực: Đây là lý do vì sao bạn theo đuổi giá trị đó. Khi bạn “đói”, thu nhập là động lực giúp bạn hành động. Nhưng, khi bạn đã đạt được mục tiêu về thu nhập, điều gì giúp bạn bước tiếp mà không “ngả nghiêng”? Cũng đã từng rơi vào giai đoạn hoang mang và cần tới những 2 năm để hiểu về mình.

Anh Lam khuyên rằng “Làm tốt việc của mình đi. Tiền nó tự tới”. Theo anh, tiền – chức danh – địa vị là phương tiện để bạn hiện thực giá trị. Nó có thể là động lực trong ngắn hạn với những bạn mới vào nghề.

Tuy nhiên, bạn sẽ lại rơi vào tình trạng băn khoăn bởi đó không phải là câu trả lời thực sự cho giá trị mà bạn đang theo đuổi.

Về năng lực: Năng lực là “key selling point” để bạn “bán mình” giá cao. Trên thị trường lao động, nếu bạn chọn công việc không dựa vào thế mạnh của mình, tức là bạn đang tham gia vào cuộc chiến “không cân sức” và phải cạnh tranh với thế mạnh của một người khác.

buổi định hướng của anh Lam – Managing Director, BuzzMetrics tại chương trình career mentoring

Hình ảnh buổi định hướng của anh Lam – Managing Director, BuzzMetrics

Chính vì vậy, bên cạnh giá trị – động lực, bạn nên chọn công việc nào phát huy được thế mạnh của mình.

Bạn có thể khám phá, thử nhiều vị trí công việc khác nhau. Nhưng việc thử đó cần nằm trong cái khung về giá trị – động lực – năng lực của mình. Bởi vì thời gian của bạn là có hạn và nếu thử mà không có chiến lược, kết quả sẽ chẳng đi về đâu.

II. Junior Account làm sao để vượt qua những khó khăn trong công việc?

Sau 7 tháng làm tại vị trí Account Executive, Kim Ngân – học viên lớp Account Leadership đang đứng trước vô số “suy tư” về phương pháp để phát triển bản thân. Khác với nhiều bạn, Ngân sớm xác định được điều mình muốn và tìm được công ty để “thử lửa” cho khả năng của mình.

Tuy nhiên, agency là môi trường đầy áp lực, leader rất bận và không có thời gian để chỉ dẫn. Ngân buộc phải học từ những sai lầm của mình, mà sai lầm thì luôn có giá của nó. Ngân phải làm gì để có thể gạt bỏ trở ngại này?

“Đoán bệnh” một cách chính xác, anh Thuận nhận xét Ngân đang rơi vào tình huống được hướng dẫn bởi một người “lần đầu tiên làm lead” (first time manager). Đào tạo là bài toán đang làm đau đầu rất nhiều công ty nên việc bạn gặp vấn đề trong khâu này là điều hết sức bình thường – anh Thuận nhấn mạnh.

Đặc trưng của agency là áp lực công việc. Vì thế, leader ném việc mà không follow-up thì việc của bạn là phải chủ động hỏi lại. Bạn có thể không cần được “cầm tay chỉ việc”, nhưng ít nhất, bạn phải nắm được những keyword quan trọng để tránh đưa dự án đến những sai sót lớn. 

Chia sẻ về cách quản lý tại công ty mình, anh Thuận cho rằng việc đào tạo sẽ bao gồm 2 phần là kỹ năng làm việc cơ bản (viết mail, cách đặt tên file, cách các phòng ban giao tiếp với nhau…)nâng cao (các tác vụ quan trọng, văn hoá công ty…). Cái nào cần được chia sẻ, cái nào cần hướng dẫn chi tiết… bạn nên liệt kê rõ ràng thì mới tận dụng được kinh nghiệm của leader.

Anh Thuận cũng tin rằng khi bạn có một kế hoạch hỏi rõ ràng, không có leader nào từ chối hướng dẫn cho bạn. Bạn có thể tham khảo khoá Soft Skills tại AIM để biết thêm những kỹ năng làm việc tối quan trọng giúp sinh viên mới ra trường tìm được cơ hội việc làm như mong muốn.

Việc chủ động liệt kê phạm vi công việc (scope of work) không chỉ giúp bạn hỏi đúng và trúng, nó còn giúp bạn có cơ sở để đề cập chuyện tăng lương hoặc lên title. Có nhiều bạn trẻ nghỉ việc giữa chừng vì cho rằng sếp không trân trọng những giá trị của mình. Đánh giá về tình trạng này, anh Thuận nhấn mạnh: “Đừng nhầm lẫn giữa xây dựng title và career path”.

Liệu sang một công ty mới có giải quyết được vấn đề xây dựng career path của bạn? Liệu title mới có giúp bạn “điền vào chỗ trống” những năng lực, kỹ năng còn thiếu?

Thay vào đó, anh Thuận khuyên rằng bạn có thể chủ động hỏi: “Anh ơi anh có thấy em cần cải thiện thêm điều gì không?”; “Em cần thử thách gì để được title năm sau?“… Thăng tiến là việc của bạn và bạn phải chủ động cho việc đó.

Hình ảnh buổi định hướng của anh Thuận – Managing Director, DNA Digital tại chương trình career mentoring
Hình ảnh buổi định hướng của anh Thuận – Managing Director, DNA Digital

III. Có phải ngành Marketing – Communication đang bị bão hoà không?

Phụ trách toàn bộ công việc về branding, media, social media cho một công ty tư vấn luật, Trần Kim Anh – học viên khoá Creative Idea (hiện tại là khoá Creative Content) lại có những câu hỏi ở góc nhìn của một marketer.

Qua những buổi hội thảo, Kim Anh được biết ngành Marketing – Communication đang bão hoà và rất lo lắng cho cơ hội phát triển của mình. Trước xu hướng bão hoà cùng tỷ lệ đào thải cao trong marketing, liệu bạn có nên chuyển sang một hướng khác đảm bảo ổn định lâu dài hơn?

Với kinh nghiệm làm việc tại client và agency, chị Diệu Anh đã gỡ rối cho bạn với câu trả lời đơn giản:

Một tin vui cho bạn là ngành Marketing – Communication đang rất đói người nếu không muốn nói là khủng hoảng thiếu nhân sự. Tuy nhiên ngành Marketing – Communication cũng đang đối mặt với sự chuyển đổi khốc liệt do sự phát triển vũ bão của digital, social media và công nghệ.

Các công ty client và agency đều đang có những bước chuyển táo bạo để có thể hiểu và tiếp cận khách hàng khi sự phân phối dịch chuyển từ chợ, cửa hàng tạp hoá sang siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay thương mại điện tử; khi các kênh truyền thông đang dịch chuyển từ TV, báo chí sang mạng xã hội.

Do đó, những nhân sự được trang bị kịp thời những kiến thức và kỹ năng về digital marketing hay trade marketing sẽ chẳng lo bị đào thải hay thất nghiệp. Các khoá học thực tế đã nắm bắt rất nhanh sự thay đổi của thị trường, những bạn trẻ nào thức thời và siêng năng học cái mới thì chẳng sợ gì chữ “bão hoà”.

Chị Diệu Anh cũng mong các rằng bạn trẻ nên nghe và tiếp nhận thông tin một cách chọn lọc và bình tĩnh. Đừng vì một chữ “bão hoà” mà từ bỏ đam mê với ngành Marketing – Communication đầy sôi động này.

buổi định hướng của chị Diệu Anh – Managing Director, AIM Academy tại chương trình career mentoring

Hình ảnh buổi định hướng của chị Diệu Anh – Managing Director, AIM Academy

IV. Liệu “nhảy việc” có giúp bạn bớt loay hoay trong con đường sự nghiệp sắp tới?

Sau 7 năm đi làm với nhiều ngành nghề khác nhau, Trần Bảo Toàn, học viên khoá Event Management tại AIM đã tham gia trương trình Career Mentoring để hiểu thêm về nghề và chuẩn bị cho kế hoạch thay đổi sắp tới. Với rất nhiều băn khoăn về công việc và hướng đi, Toàn đã có được những chia sẻ cực kỳ hữu ích từ anh Hớn – người có 17 năm trong lĩnh vực event.

Nhấn mạnh về nội dung tại buổi mentoring đầu tiên này, anh Hớn chia sẻ:Anh sẽ không khuyến khích các bạn theo đuổi event trong buổi hôm nay. Điều anh giúp được cho các bạn là “đả thông tư tưởng”, giúp bạn có suy nghĩ đúng, suy nghĩ đúng để áp dụng cho tất cả ngành nghề chứ không chỉ dừng lại ở nghề event”.

Không có nghề nào xấu. Nghề nào cũng có cái hay của nó và điều quan trọng là bạn đã thực sự hiểu cái nghề đó chưa. Ví dụ đơn giản, không nhìn vào đôi giày, bạn hãy nói xem giày có bao nhiêu lỗ? Không trả lời được?

Đơn giản vì những điều hàng ngày gắn bó với bạn, bạn còn chưa hiểu rõ thì công việc cũng vậy. Bạn cần xác định lý do bạn nhảy việc. Nếu bạn không hiểu sâu cái ngành mà bạn đang làm, mà nhảy vào event thì bạn cũng sẽ vẫn loay hoay như vậy.

Phải nghĩ thoát ra, phải có cái “chiêm nghiệm” về nghề của chính mình. Event là nghề cực kỳ khó. Bởi vì học một khoá học không thể giúp bạn giỏi nghề. Mọi thứ phụ thuộc vào quá trình bạn làm và cảm nhận, thái độ quyết liệt và đi tận cùng với mọi thứ mình tiếp xúc.

Ví dụ, bạn nói bạn thích Nike, nhưng bạn có hiểu câu chuyện phía sau của đôi giày bạn đi không? Bạn nói bạn phụ trách việc tuyển PG, bạn có hiểu rằng nghề thuê PG tưởng đơn giản mà không hề đơn giản?

Trong buổi phỏng vấn, nếu bạn chỉ dừng lại ở việc miêu tả công việc đã làm, không có những cái “nghiệm” sâu sắc về nghề, đặc biệt ôm “khư khư” suy nghĩ “làm sao cho người ta nhận mình” thì sẽ khó gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Sau khi biết công việc mới cần gì, việc tiếp theo là thay đổi để phù hợp với nó. Rất nhiều bạn nhảy việc, nhảy hoài mà vẫn loay hoay đơn giản vì bạn không chịu thay đổi mình.

Bạn nghĩ công ty không trân trọng mình, môi trường làm việc không tốt, việc này không có tương lai… Liệu đổi việc thì những vấn đề có có thay đổi? Anh Hớn rất mong các bạn suy nghĩ đến việc thay đổi bản thân mình trước khi nhảy việc.

Thay đổi ở đây là thay đổi trong suy nghĩ, là cách bạn nghiệm được gì từ công việc. Bởi vì những thay đổi bề ngoài, thay đổi để người ta tuyển mình, nhận mình, sẽ chẳng thể giúp bạn tiến thân với nghề này.

Thứ 2, tập những thói quen cơ bản về quan sát và chi tiết, thích ít nhưng đi sâu với điều mình thích chứ không hời hợt.

buổi định hướng của anh Hớn, Event & Activation Manager, TBWATequila tại chương trình career mentoring

Hình ảnh buổi định hướng của anh Hớn, Event & Activation Manager, TBWATequila

Cuối cùng, ngành nghề nào cũng có 2 mặt, có “cực đại” thì cũng có “cực tiểu”. Vì vậy, bên cạnh những trải nghiệm, những “key moment” dẫn dắt bạn tới với nghề, bạn hãy chắc chắn rằng mình hiểu được cả những khó khăn, áp lực để có thể theo đuổi event một cách trọn vẹn.

Career Mentoring là chương trình “tham mưu” nghề nghiệp dành riêng cho học viên đăng ký trọn gói 03 khoá học Marketing, Digital và Soft Skills tại AIM.

Đăng ký thông tin để nhận những thông tin mới nhất tại AIM Academy