21 công thức viết quảng cáo mà bất kỳ “tay viết" nào cũng cần biết

Bạn không phải vò đầu bứt tai, “yêu lại từ đầu” những con chữ khi đặt bút nữa… vì giờ đã có sẵn những công thức này là nền tảng sáng tạo rồi . Thay vì chắp bút với những suy nghĩ “lối mòn”, sao không bắt đầu vài chục kiểu trên cùng 1 “chất liệu”? Khám phá ngay với AIM Academy nha
Creative Communication

Nội dung bài viết

Bạn không phải vò đầu bứt tai, “yêu lại từ đầu” những con chữ khi đặt bút nữa… vì giờ đã có sẵn những công thức này là nền tảng sáng tạo rồi . Thay vì chắp bút với những suy nghĩ “lối mòn”, sao không bắt đầu vài chục kiểu trên cùng 1 “chất liệu”? Khám phá ngay với AIM Academy nha. 

I. 8 công thức viết quảng cáo “đắt giá”

Có vô số phong cách viết quảng cáo khác nhau, nhưng nếu để ý, bạn sẽ nhận thấy những bài quảng cáo hấp dẫn, đầy đủ thông tin sẽ đều có chung những cấu trúc nhất định.

1. Công thức AIDA (Awareness – Interest – Desire – Action)

Đây được xem là công thức nền tảng của content marketing mà những “tay bút” cần biết. 

  • Awareness: thu hút sự chú ý của người đọc 
  • Attention: tạo ra sự quan tâm 
  • Desire: khiến cho họ mong muốn 
  • Action: dẫn lối hành động
Công thức AIDA (Awareness – Interest – Desire – Action) kèm ví dụ cụ thể
nguồn ảnh: glints

Ví dụ: 

  • Awareness: Bạn có muốn biết những nền tảng quản lý dữ liệu nào tốt nhất hiện nay không? 
  • Attention: Công ty A đã sử dụng thành công, báo A đã đưa tin 
  • Desire: Đưa ra hướng dẫn cách dùng và mang lại hiệu quả ngay tức thì
  • Action: Dùng thử ngay hôm nay với mức giá ưu đãi 50%. 

2. PAS (Problem – Agitate – Solution) 

PAS là một công thức phổ biến, đơn giản nhưng rất hiệu quả. 

  • Problem: đặt vấn đề mà người đọc đang gặp phải 
  • Agitate: xoáy sâu vấn đề 
  • Solution: Đưa ra hướng giải quyết

Ví dụ: 

  • Problem: Bạn luôn rơi vào tình trạng căng thẳng khi làm việc? 
  • Agitate: Điều đó khiến bạn hạn chế sự tập trung, sáng tạo, giảm năng suất làm việc 
  • Solution: Sản phẩm A giúp bạn… 

3. IDCA (Interest – Desire – Conviction – Action) 

Khi bạn đã có sự chú ý của người đọc, IDCA là một công thức hữu ích vì nó giúp người đọc cảm thấy an tâm và thuyết phục. 

  • Interest: tạo quan tâm 
  • Desire: khiến họ khát khao vì điều đó 
  • Conviction: đảm bảo và thuyết phục 
  • Action: kêu gọi hành động 

Ví dụ:

  • Interest: Là phụ nữ, bạn luôn quan tâm đến gia đình mà đôi lúc quên chăm sóc bản thân mình 
  • Desire: “Nhất dáng, nhì da”, làn da được xếp vào vị trí “tiên phong” của hành trình làm đẹp
  • Conviction: Kem XX chứa các hoạt chất YY (đã được các bác sĩ kiểm định) sẽ là người bạn của bạn trong hành trình này. 
  • Action: Đừng ngại để lại thông tin để được các chuyên gia của XX tư vấn kỹ hơn. 

4. ACCA (Awareness – Comprehension – Conviction – Action) 

ACCA là một “biến thể” của AIDA, tập trung vào sự rõ ràng và dễ hiểu hơn.

  • Awareness: làm cho người đọc biết đến thương hiệu của bạn 
  • Comprehension: giải thích vấn đề đó ảnh hưởng đến bạn như thế nào, bạn có thể đưa ra giải pháp
  • Conviction: tạo ra niềm tin, khuyến khích hành động 
  • Action: hướng dẫn họ hành động
Công thức ACCA (Awareness – Comprehension – Conviction – Action) kèm ví dụ cụ thể
nguồn ảnh: consuunt

Ví dụ: 

  • Awareness: Cambly đã có mặt trên XXX quốc gia 
  • Comprehension: Với đội ngũ giáo viên là 100% người bản xứ, khả năng tiếng Anh của bạn sẽ lên như “diều gặp gió”. 
  • Conviction: Camply đã được Chi Nguyễn (Tiến sĩ Giáo dục tại Mỹ) sử dụng như công cụ “làm đầy” tiếng Anh mỗi ngày. 
  • Action: Nhấp ngay link bên dưới để trải nghiệm 30 ngày hoàn toàn miễn phí 

5. AIDPPC (Attention – Interest – Description – Persuasion – Proof – Close) 

Đây cũng là một “biến thể” của AIDA. “Biến thể” này cho phép thông tin được mô tả chi tiết hơn nữa, nếu viết theo dạng một “bức thư chào hàng” thì bạn có thể cân nhắc công thức này. Tác giả của công thức là Robert Bollier. 

  • Attention: làm cho người khác chú ý 
  • Interest: tạo ra sự quan tâm tò mò
  • Description: mô tả chi tiết hơn (tương tự như ví dụ của Camply: bạn có thể mô tả ưu điểm kỹ hơn nữa để thuyết phục) 
  • Persuasion: thuyết phục 
  • Proof: bằng chứng 
  • Close: “hạ màn” bằng kêu gọi hành động. 

6. PPPP (Picture – Promise – Prove – Push) 

Công thức 4P này của Henry Hoke, khai thác vào cách kể chuyện có thể kết nối với cảm xúc người đọc, nhằm tạo ra hiệu quả tuyệt vời. 

  • Picture: vẽ nên một bức tranh có điểm chung giữa bạn và người dùng 
  • Promise: lợi ích mà bạn sẽ mang lại 
  • Prove: chứng minh điều này thông qua các nghiên cứu điển hình hoặc hình ảnh người nổi tiếng tin dùng 
  • Push: khuyến khích hành động thông qua khích lệ “tinh tế” 

Ví dụ: 

  • Picture: Bạn trốn không được đâu vì HR của chúng tôi vẫn đang ráo riết truy tìm dấu vết của bạn 
  • Promise: Là nhân viên của chúng tôi, bạn sẽ… 
  • Prove: Anh A với tiền bonus đã đủ mua Vinhome, chị B trở thành tín đồ iphone khi làm việc mới 3 tháng. 
  • Push: Nộp hồ sơ ngay để “tậu xe đẹp nhà sang” ngay hôm nayyy!!! 

7. Công thức 6+1

Công thức 6 + 1 được tạo ra bởi Danny Iny như một giải pháp thay thế AIDA. Công thức này thể hiện tầm quan trọng của việc sử dụng ngữ cảnh. 

Điểm đặc biệt của 6+1 là bạn tạo ra thử thách cho người đọc, vì tâm lý chúng ta thường là “đâu có gì trên đời mà cho không”. Vậy nên, thử thách lại khiến bạn và khách hàng “xích gần” lại với nhau hơn. Ví dụ như: phải tag tên 3 người vào thì bạn mới nhận được discount. 

Công thức này của Danny Iny, cũng là một “biến thể” của AIDA

  • Context: bối cảnh, thường dùng các câu hỏi: “Bạn là ai, tại sao lại dừng ở post này của XX?” 
  • Attention: thu hút sự chú ý
  • Desire: tạo mong muốn, khát khao
  • Gap: tạo khoảng cách, thử thách như đã nói trên
  • Solution: đưa ra các giải pháp cho người dùng
  • Call to action: kêu gọi hành động

8. QUEST (Qualify – Understand – Educate –Stimulate/sell – Transition) 

Điểm mạnh của công thức này là cho họ thấy bạn đang hiểu người dùng thông qua việc đặt mình vào tình thế khó khăn đó. Chính vì hiểu, bạn đưa ra những giải pháp phù hợp, chất lượng và tin cậy. Công thức này dành cho những khách hàng tiềm năng bạn đang có, và muốn chuyển đối thành lượt mua hàng.

  • Qualify: đệm vào những vấn đề liên quan mà người đọc sắp đọc, để họ không cảm thấy xa rời hoặc choáng nghợp 
  • Understand: thể hiện rằng bạn rất hiểu họ 
  • Educate: đưa ra tầm quan trọng của giải pháp mà bạn đưa đến 
  • Stimulate/Sell: bán cho họ giải pháp của bạn
  • Transition: chuyển người đọc từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng

Ví dụ:

  • Qualify: Leo núi cũng giống như làm những việc khác: chậm, bền bỉ và chắc chắn. Việc có một đôi giày chất lượng cũng quan trọng không kém sự kiên trì trên hành trình chinh phục những đỉnh núi cao. 
  • Understand: Tuy nhiên, trái tim hừng hực của bạn đôi khi lại bị ảnh hưởng bởi một yếu tố ngoại cảnh đáng ra không nên có: “một đôi giày thiếu kiên cường”. 
  • Educate: Giày XX ôm trọn đôi bàn chân để bạn vượt qua tất cả rào cản, mang bạn đến những ngôn ngữ không biên giới của chiến thắng. 
  • Stimulate: Giày XX với đế cao su AA, chất vải BB, độ thoáng khi XX nhưng giá lại cực kỳ phù hợp với bạn. Chỉ….. 
  • Transition: Nếu bạn cũng đang có ý định chinh phục những đỉnh núi kia, sao không chọn XX ngay hôm nay? 

Đọc thêm: 05 Bước Viết Quảng Cáo Dễ Áp Dụng Cho Các Sản Phẩm

II. 13 công thức viết headline “thần sầu”

Là một người viết, hơn ai hết bạn hiểu sự lợi hại của headline. Viết gì đây để trong một phần mấy giây ngắn ngủi, người đọc quyết định dừng lại xem hết nội dung của bạn?

1. Có ai muốn….? 

2. Bí mật của…? 

3. Đây là công thức giúp [target audience: khách hàng tiềm năng] để [lợi ích của sản phẩm]

Ví dụ: Đây là 5 công thức giúp các content writer viết copy “hút khách” hơn

4. Ít người biết về [đối tượng bạn viết]

Ví dụ: Chỉ số ít người thật sự hiểu về SEO

5. Thoát khỏi [vấn đề] 1 lần và mãi mãi 

Ví dụ: Thoát khỏi nỗi sợ DATA ANALYTICS một lần và mãi mãi 

6. Đây là những cách nhanh nhất để [đạt một việc nào đó]

Ví dụ: Đây là những cách nhanh nhất để đạt KPIs

7. Bây giờ bạn có thể [làm việc gì đó rất tốt] trong [thời gian ngắn]

Ví dụ: Bây giờ bạn có thể lên chiến dịch hiệu truyền thông hiệu quả trong tích tắc với những mẹo sau 

8. [Làm việc gì đó] như [một thiên tài đầu ngành]

Ví dụ: Cùng viết copy sáng tạo như David Ogilvy 

9. Có một [thứ gì đó] mà bạn có thể tự hào 

Ví dụ: Có một blog mà bạn không ngừng tự hào chỉ với những cách sau 

10. [Số] [thứ gì đó] [người] sẽ rất yêu/thích 

Ví dụ: 5 công thức khiến người đọc sẽ “đổ” bạn ngay từ lần đầu tiên 

11. Tên riêng: Làm thế nào để [lợi ích nào đó], khi [làm một việc]: 

Ví dụ: Shark Linh: “Làm thế nào để vừa làm mẹ tốt, vừa là người phụ nữ thành công trong công việc”.

12. Tại sao [tên riêng] lại [làm việc XX]: [target audience] cần biết 

Ví dụ: Tại sao Vinfast lại mở rộng thị trường sang Mỹ: các marketer cần biết rõ 

13. [Hành động] [kết quả] [thời gian]

Ví dụ: Tập luyện cùng Phạm Văn Mách để đạt được thân hình 6 múi trong vòng 3 tháng

Hãy cùng luyện tập với AIM Academy ở headline 8 nha: “Viết copy hay như Đốc Tờ Ti tại khoá học CREATIVE IDEAS

Đăng ký sớm để nhận những tư vấn phù hợp cho riêng bạn và ưu đãi từ nhà AIM !